Giám sát về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số tại huyện Đức Cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 21-9, đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND huyện Đức Cơ về thực hiện quy định của pháp luật về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) người dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.

Bà Đinh Thị Giang-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh, trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc. Cùng tham dự có đại diện các thành viên ban Dân tộc HĐND tỉnh; ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cùng các ban, ngành, hội, đoàn thể liên quan của huyện.

Bà Đinh Thị Giang-Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Đinh Yến

Bà Đinh Thị Giang-Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Đinh Yến

Theo báo cáo của UBND huyện Đức Cơ, tổng số CBCCVC cấp huyện có 1.035 người, trong đó người DTTS là 111 người, đạt tỉ lệ 10,7% (không đạt so với quy định đề ra); cấp xã có 196 người, trong đó CBCCVC người DTTS là 76 người, chiếm tỉ lệ 38,7% (đạt so với Kế hoạch số 34/KH-UBND tỉnh, ngày 16-3-2017 về phát triển đội ngũ CBCCVC người DTTS trong thời kỳ mới).

Những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã bố trí người DTTS trên địa bàn huyện vào hệ thống chính quyền, cơ quan chuyên môn. Cụ thể, tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, UBND huyện Đức Cơ đã tuyển dụng 34 viên chức, trong đó có 8 viên chức là người DTTS; cấp xã tuyển dụng 13 công chức cấp xã, trong đó có 3 công chức là người DTTS. Huyện cũng đã hoàn thành việc bố trí việc làm cho sinh viên cử tuyển có trình độ chuyên môn phù hợp với các vị trí việc làm.

Từ năm 2021, huyện cử 771 lượt CBCCVC người DTTS đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tuy nhiên, hiện nay, người DTTS tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhiều nhưng lại khó tuyển dụng vào vị trí việc làm phù hợp ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện, nguyên nhân là nhiều người DTTS học ngành nghề chưa phù hợp với vị trí việc làm địa phương cần. 3 xã: Ia Pnôn, Ia Lang, Ia Din và thị trấn Chư Ty chưa đạt tỷ lệ CBCCVC người DTTS vào các vị trí việc làm… Vì vậy, tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát, lãnh đạo UBND huyện Đức Cơ và các ban ngành, đơn vị liên quan đã cùng trao đổi, làm rõ một số khó khăn, vướng mắc cũng như nêu đề xuất trong việc triển khai thực hiện quy định của pháp luật về phát triển đội ngũ CBCCVC người DTTS trên địa bàn huyện.

Bà Rơ Mah Ly Giang-Trưởng ban Dân tộc HĐND huyện Đức Cơ nêu ý kiến tại buổi giám sát. Ảnh: Đinh Yến

Bà Rơ Mah Ly Giang-Trưởng ban Dân tộc HĐND huyện Đức Cơ nêu ý kiến tại buổi giám sát. Ảnh: Đinh Yến

Kết luận buổi giám sát, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Đinh Thị Giang, đề nghị UBND huyện Đức Cơ tiếp tục quan tâm thực hiện các ý kiến, kiến nghị của đoàn giám sát. Cụ thể, huyện rà soát lại đội ngũ CBCCVC người DTTS để có giải pháp đào tạo, đào tạo lại. Thời gian tới, huyện tiếp tục có giải pháp về chỉ tiêu biên chế, vị trí việc làm dành cho người DTTS. Quan tâm chế độ chính sách của Nhà nước về hỗ trợ con em đồng bào DTTS đi học.

Ngoài ra, huyện tiếp tục bám sát Kế hoạch 280 của UBND tỉnh về phát triển cán bộ người DTTS; rà soát lại các quy định để thực hiện đúng chính sách, giải pháp tuyển dụng người DTTS; làm tốt công tác quy hoạch CBCCVC người DTTS. Trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của huyện, đoàn giám sát tiếp thu và có ý kiến với UBND tỉnh để đề xuất các giải pháp phù hợp trong công tác tuyển dụng và các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC người DTTS thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.