Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 92/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại buổi làm việc với 3 địa phương (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương) về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu.

Thông báo nêu: Ngày 1-3-2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì làm việc trực tuyến với lãnh đạo 3 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu và các vấn đề khác nổi lên trên địa bàn.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang biểu dương, đánh giá cao các địa phương: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chú trọng nâng cao tính kết nối giữa ba địa phương để thúc đẩy cùng nhau phát triển, nhất là về hạ tầng giao thông, đạt được nhiều kết quả tích cực trong năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024.

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại 3 địa phương (ảnh nguồn internet)

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại 3 địa phương (ảnh nguồn internet)

Để tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương nghiên cứu, bám sát, cập nhật các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để kịp thời có các điều chỉnh phù hợp trong xây dựng chính sách, triển khai thực hiện tại địa phương, tránh tình trạng nhiều văn bản, quy định đã được ban hành nhưng địa phương vẫn chưa cập nhật kịp thời. Các địa phương cần tích cực, chủ động làm việc cụ thể với các bộ, cơ quan để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.

Ngoài ra, các địa phương cũng cần chủ động tham mưu, đề xuất phương hướng xử lý cụ thể cho các bộ, cơ quan trung ương; tập trung nghiên cứu, tham gia ý kiến cụ thể, xác đáng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đang được các bộ, cơ quan xây dựng, lấy ý kiến, nhất là đối với các dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai (sửa đổi).

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi), trình Chính phủ xem xét, ban hành để sớm đưa 2 luật này vào cuộc sống.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu ưu tiên trả lời, xử lý 9 kiến nghị: Các bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương xem xét, xử lý, hướng dẫn và trả lời cụ thể các kiến nghị chưa được giải quyết của các địa phương tại 2 Thông báo kết luận số 198/TB-VPCP ngày 31-5-2023, số 426/TB-VPCP ngày 20-10-2023 và các kiến nghị mới phát sinh tại cuộc họp ngày 1-3-2024, tránh việc trả lời chung chung, không rõ hoặc chỉ viện dẫn các quy định pháp luật hiện hành. Trong đó ưu tiên trả lời, xử lý 9 kiến nghị sau trong tháng 3-2024.

Về kiến nghị của UBND TP. Hải Phòng: Kiến nghị Bộ Quốc phòng sớm xem xét phương án sắp xếp, xử lý tài sản công để thực hiện các Dự án tại Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, TP. Hải Phòng; sớm trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu, có văn bản trả lời TP. Hải Phòng theo thẩm quyền.

UBND TP. Hải Phòng kiến nghị Bộ Quốc phòng sớm xem xét phương án sắp xếp, xử lý tài sản công để thực hiện các Dự án tại Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, TP. Hải Phòng (ảnh nguồn internet)

UBND TP. Hải Phòng kiến nghị Bộ Quốc phòng sớm xem xét phương án sắp xếp, xử lý tài sản công để thực hiện các Dự án tại Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, TP. Hải Phòng (ảnh nguồn internet)

Về kiến nghị bổ sung quy định chuyển tiếp đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư trước ngày Nghị định quy định hoạt động lấn biển theo quy định tại Điều 190 Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành và đã được giao khu vực biển; được sử dụng chỉ tiêu sử dụng đất đã được phê duyệt tại Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà không phải đợi điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg: Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, có văn bản trả lời thành phố Hải Phòng theo thẩm quyền.

Về kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án khu công nghiệp Tràng Duệ 3, Nam Tràng Cát, Giang Biên II và dự án các bến cảng số 9, 10, 11, 12 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xem xét kiến nghị của TP. Hải Phòng.

Kiến nghị của UBND tỉnh Quảng Ninh: Về kiến nghị hướng dẫn cụ thể về việc xác định định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học để làm căn cứ triển khai Đề án tự chủ của Trường Đại học Hạ Long: Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu và có văn bản trả lời tỉnh Quảng Ninh.

Về kiến nghị được sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên để thanh toán nhiệm vụ lập các Quy hoạch mang tính chất chuyên ngành: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, có văn bản trả lời tỉnh Quảng Ninh theo thẩm quyền.

Về kiến nghị báo cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi nội dung quy định tại điểm g1, khoản 1, Điều 3, Luật số 03/2022/QH15 ngày 11-1-2022 quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với các dự án thuộc khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới theo hướng "Giao UBND cấp tỉnh quyết định Chủ trương đối với các dự án thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch": Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch nghiên cứu, có văn bản trả lời tỉnh Quảng Ninh.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương kiến nghị bổ sung các quy định pháp luật về chấp thuận chủ trương giao UBND cấp tỉnh tiếp tục thực hiện thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng và bàn giao đất cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án khu dân cư, khu đô thị đã hoàn thành việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên các khu đất của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa làm cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện dự án: Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, có văn bản trả lời tỉnh Hải Dương theo thẩm quyền.

Về kiến nghị hướng dẫn, làm rõ căn cứ và phương pháp tính các chi phí trong tổng mức đầu tư dự án mua sắm thiết bị y tế như: chi phí quản lý dự án, chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chi phí giám sát, chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu và chi phí thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu (trong trường hợp chủ đầu tư thực hiện và trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn), chi phí dự phòng; hướng dẫn, làm rõ cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định phương án thiết kế của dự án mua sắm thiết bị (phê duyệt 1 bước hay 2 bước): Giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Xây dựng, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, có văn bản trả lời tỉnh Hải Dương.

Về kiến nghị hướng dẫn phương án giải quyết tồn tại, vướng mắc về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu dân cư Đại An II: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, có văn bản trả lời tỉnh Hải Dương theo thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.