Giá tiêu hôm nay tăng "bất thường", Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam họp khẩn, cảnh báo những gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ đầu tháng 3 đến nay, giá tiêu tại thị trường trong nước liên tục có những bứt phá mạnh, tăng từng ngày. Nhiều ý kiến cho rằng, giá tiêu hôm nay tăng "nóng" là do sản lượng giảm mạnh. Tuy nhiên, có ngày giá tiêu tăng tới 3.000-5.000 đồng/kg thì là "bất thường", do thị trường xuất khẩu hạt tiêu đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá tiêu hôm nay 15/3 tại các vùng nguyên liệu chính ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vẫn tiếp tục xu hướng tăng. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tăng vọt lên 73.000 đồng/kg (đầu giá). Nếu cộng thêm chất lượng hạt tiêu (các tỷ lệ độ ẩm, dung trọng, tạp chất), thường từ 5.000 - 6.000 đồng/kg thì 1kg hạt tiêu, bà con có thể bán được với giá xấp xỉ 80.000 đồng/kg.

Với hồ tiêu trồng theo quy trình hữu cơ, giá tiêu thường được các đại lý, nhà thu mua trả cao hơn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.


 

Giá tiêu hôm nay 15/3 tiếp tục bứt phá ở nhiều địa phương, phổ biến từ 70.000 - 75.000 đồng/kg, tạo đà cho bà con nông dân Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đẩy nhanh tiến độ thu hoạch. Ảnh minh hoạ
Giá tiêu hôm nay 15/3 tiếp tục bứt phá ở nhiều địa phương, phổ biến từ 70.000 - 75.000 đồng/kg, tạo đà cho bà con nông dân Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đẩy nhanh tiến độ thu hoạch. Ảnh minh hoạ


Giá tiêu hôm nay tại Bình Phước đạt 71.500 đồng/kg; giá tiêu hôm nay 15/3 tại Đắk Lắk, Đắk Nông đồng loạt tăng lên 71.000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hôm cuối tuần.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng tăng lên 70.000 đồng/kg, tăng thêm 1.000 đồng/kg so với cuối tuần qua.

Đáng chú ý, giá tiêu hôm nay trên thị trường tự do thường cao hơn giá tham khảo từ 2.000 - 4.000 đồng/kg. Anh Lê Minh Tường ở Đắk Mil (Đắk Nông) cho biết, ngày 14/3, một số đại lý, thương lái đã chào giá thu mua tiêu xô với giá 76.000 đồng/kg. Với giá tiêu hôm nay, nông dân trồng tiêu đang có lãi khá, có tiền trả nợ vay ngân hàng nên ai cũng phấn khởi.

Trước những biến động mạnh của giá tiêu nội địa trong những ngày gần đây, cuối tuần qua Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã tổ chức họp đột xuất Ban Chấp hành mở rộng (gồm lãnh đạo Hiệp hội và đại diện hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu trong nước và doanh nghiệp FDI).

Mục đích cuộc họp đột xuất này là để tìm hiểu nguyên nhân cũng như lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp trong việc đánh giá thị trường hồ tiêu hiện nay, nhằm tìm biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Tại cuộc họp, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu 2 tháng đầu năm 2021 của cả nước đạt 30.291 tấn, kim ngạch đạt 87,56 triệu USD.

So với cùng kỳ năm 2020, sản lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm 25,3%, kim ngạch giảm 6,5% (tháng 2 là tháng trùng với thời gian nghỉ Tết âm lịch, trùng thời điểm khan hiếm container rỗng và chi phí vận chuyển cao).

Theo nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA, giá hồ tiêu tăng cao như những ngày qua là "bất thường", trong khi giá xuất khẩu chưa tăng tương ứng. Cụ thể, trong những ngày gần đây, trên các vùng nguyên liệu giá tiêu nội địa liên tục tăng cao, từ mức 56.000 đồng/kg ngày 3/3/2021 tăng đến 70.000 đồng/kg ngày 11/3/2021.


 

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng nhận định, giá tiêu tăng
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng nhận định, giá tiêu tăng "nóng" như hiện tại ngoài các yếu tố khách quan, còn có yếu tố bị chi phối bởi các nhà đầu cơ nội địa. Ảnh minh hoạ



Trong khi đó, dịch Covid-19 có xu hướng giảm trên toàn cầu, kết hợp với sản lượng giảm ở các nước sản xuất hồ tiêu do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì nhu cầu tiêu thụ và chế biến hồ tiêu trên các thị trường châu Mỹ, châu Á, châu Âu, Ấn Độ có chiều hướng tăng nhưng mức tăng chưa cao tương xứng so với mức giá nguyên liệu hiện tại.

Trên thị trường xuất khẩu hồ tiêu, người mua cao nhất cũng ở mức 3.000 USD/tấn loại 500 g/l, nhưng rất ít người mua. Hiện nay một số nhà xuất khẩu của Việt Nam đã mua hàng Brazil trực tiếp từ các nhà xuất khẩu Brazil hoặc từ các nhà trader Dubai do giá tiêu Brazil khá rẻ so với Việt Nam.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng nhận định, giá tiêu tăng "nóng" như hiện tại ngoài các yếu tố khách quan, còn có yếu tố bị chi phối bởi các nhà đầu cơ nội địa.

Mùa vụ thu hoạch hồ tiêu vụ năm 2021 muộn hơn các năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đến nay cả nước mới thu hoạch bình quân khoảng 30-40% diện tích. Ước tính đến cuối tháng 4/2021 bà con nông dân mới cơ bản thu hoạch xong, vì vậy hàng ra chưa nhiều.

Trước tình hình biến động mạnh của giá tiêu, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu cảnh báo không ký hợp đồng giao xa để tránh rủi ro.

Đối với những hợp đồng đã ký nên điều tiết tiến độ mua hàng vì hồ tiêu chưa thu hoạch rộ. Tùy mỗi doanh nghiệp đưa ra đề nghị và hướng xử lý với khách hàng: Thương lượng với khách hàng về thời gian giao hàng hoặc yêu cầu mua thị trường khác thay thế, hoặc thương lượng để bồi thường hợp đồng.

Đối với các địa phương và người nông dân: Cần cân nhắc việc bán hàng đúng thời điểm hiệu quả, không vì giá tăng cao mà vay ngân hàng hoặc các nguồn vay khác để trữ hàng, tránh rủi ro khi thị trường giá xuống. Hạn chế tình trạng thấy giá tiêu lên cao lại mở rộng diện tích trồng hồ tiêu như những năm 2015-2016.

Các doanh nghiệp cần tiếp cận thị trường, đầu tư mạnh vào chế biến sâu để tăng các sản phẩm xuất khẩu, số lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trong những tháng tới khi thu hoạch rộ.

 

https://danviet.vn/gia-tieu-hom-nay-tang-bat-thuong-hiep-hoi-ho-tieu-viet-nam-hop-khan-canh-bao-nhung-gi-20210315095000911.htm

Theo Thiên Ngân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.