Già làng Rơ Châm Her làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Rơ Châm Her được dân làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tự hào gọi là “già làng làm kinh tế giỏi”. Đó cũng là lý do 8 năm trước, bà con suy tôn ông làm già làng.

Chiều muộn, ông Her vẫn cần mẫn ngoài nhà rẫy. Ông ôm từng bó rơm khô bỏ vào chuồng cho bò ăn. Xong xuôi, ông lại xắt thân cây chuối cho đàn dê ăn. Nhìn ông, ít ai biết vị già làng đã bước sang tuổi 72. Hơn thế, ông còn vừa trải qua một trận ốm “thập tử nhất sinh” và đang phải đặt 5 sten động mạch vành trong cơ thể.

Ông bộc bạch: “Sau trận ốm, con cháu không cho mình làm rẫy nữa. Chúng nói mình dọn về làng để tiện chăm sóc nhưng ở đây quen rồi, về nhà không làm gì không chịu được”.

Ông Rơ Châm Her chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: A.H

Ông Rơ Châm Her chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: A.H

Ông Her là người làng Osơr (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai). Năm 1978, ông “bắt vợ”, ở rể làng Mơ Nú. Nhờ cần cù, chịu khó, vợ chồng ông khai hoang và mua thêm với tổng cộng 6,5 ha đất sản xuất. Khi 6 người con khôn lớn, lập gia đình, ở riêng, ông chia đều và chỉ giữ lại hơn 1 ha cà phê, 2 sào lúa nước và hơn 300 trụ hồ tiêu.

Chịu khó học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên vườn cà phê của gia đình ông phát triển xanh tốt, cho năng suất ổn định. Năm 2023, ông thu 3,5 tấn cà phê nhân, bán 2,5 tấn với giá 69 ngàn đồng/kg. Hơn 300 trụ hồ tiêu, phần ông trồng bằng trụ bê tông, phần tận dụng trụ cây sống (bời lời, cà phê mít) xen trong vườn cà phê, mỗi năm cũng thu 80-100 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn nuôi 5 con bò, 10 con dê.

“Sau khi thu hoạch lúa, mình phơi khô rơm, trữ cho bò ăn dần. Mình cũng trồng thêm chuối quanh vườn làm thức ăn cho bò, dê. Phân gia súc, mình dồn lại ủ với vỏ cà phê để bón cho cây trồng, mỗi năm tiết kiệm nhiều lắm”-ông Her chia sẻ.

Nói về già làng Her, chị Kpă Sên bày tỏ: “Ông Her làm kinh tế giỏi, có trách nhiệm với gia đình và luôn quan tâm đến cộng đồng. Các con của ông cũng giỏi. Một người làm bộ đội, 2 người làm cán bộ xã, những người khác cũng làm kinh tế hiệu quả. Mình học hỏi được từ ông rất nhiều. 2 ha cà phê của gia đình mình năm vừa rồi thu được hơn 6 tấn cà phê nhân”.

Hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của già làng, ông Her dành nhiều thời gian cho việc chung. Ông tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chăm lo phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái, xây dựng nông thôn mới. Các buổi tập huấn, gặp mặt do các cấp, ngành tổ chức để trang bị thêm kiến thức, kỹ năng ông đều có mặt. Mỗi khi bà con dân làng cần, ông đều có mặt kịp thời.

Thời gian trước, làng thỉnh thoảng xảy ra tranh chấp đất đai, chủ yếu là con cái với cha mẹ, anh em trong dòng họ. Tuy nhiên, tất cả đều được ông hòa giải thành công. Ông gắn bó với làng đủ lâu để biết rõ từng gia đình, hiểu về nguồn gốc từng lô đất. Khi xảy ra tranh chấp, ông đều nắm bắt, phân tích ngọn ngành để các bên nhận ra đúng-sai.

Già Her trò chuyện cùng người dân trong làng. Ảnh: Anh Huy

Già Her trò chuyện cùng người dân trong làng. Ảnh: Anh Huy

Kể về những đổi thay của làng, ông Her phấn khởi cho biết: “Số cá nhân lười lao động, thích uống rượu trong làng giờ ít lắm! Đời sống các hộ dân cải thiện rõ rệt. Làng chỉ còn 4 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo. Phần lớn các tuyến đường trong làng đã được bê tông hóa và nhiều tuyến lắp điện chiếu sáng, thuận tiện cho người dân đi lại, đảm bảo an ninh trật tự”.

Với hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm, năm 2022, ông đã tham gia vận động người dân đóng góp gần 70 triệu đồng để sửa chữa nhà rông, làm hệ thống giếng khoan, nước lọc và xây hàng rào bao quanh khu nhà rông, nhà sinh hoạt cộng đồng.

Đầu năm 2023, ông tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con hiến đất, di dời hàng rào, tháo dỡ công trình, vật kiến trúc, tham gia ngày công và đóng góp gần 170 triệu đồng để làm 2.094 m đường bê tông. Nhờ đó, diện mạo làng Mơ Nú ngày càng khởi sắc.

Trao đổi với P.V, bà Phan Hồng Thúy-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Kênh-nhấn mạnh: “Già Rơ Châm Her là tấm gương sáng để mọi người noi theo. Tuổi cao song già vẫn tích cực phát triển kinh tế, chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi.

Trong các phong trào, cuộc vận động, ông và con cái luôn gương mẫu, đi đầu thực hiện. Năm 2023, ông Her vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.