Gia Lai:Hàng ngàn ha cây trồng bị sâu keo,bệnh khảm lá virus gây hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị vừa có báo cáo tình hình gây hại, biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu và bệnh khảm lá virus trên địa bàn tỉnh.
Sâu keo ăn lá cây, phân sâu như mùn gỗ nằm rải rác từ ngọn xuống gốc cây. Ảnh: Chí Hào
Sâu keo ăn lá cây, phân sâu như mùn gỗ nằm rải rác từ ngọn xuống gốc cây. Ảnh: Chí Hào
Theo đó, tính đến ngày 7-8, sâu keo mùa thu gây hại cây ngô tại 14/17 huyện, thị xã với diện tích bị nhiễm trên toàn tỉnh là 5.673,35 ha. Trong đó, diện tích bị nhiễm nhẹ là 1.124,88 ha; diện tích bị nhiễm trung bình là 3.133,31 ha; diện tích bị nhiễm nặng là 1.415,16 ha. Các địa phương đã tổ chức phòng trừ được 4.500 ha ngô bị nhiễm sâu keo mùa thu gây hại. Cụ thể, 2.743 ha được xử lý bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ Thực vật (phun từ 2-3 lần) đạt hiệu quả 70-80%; 1.757 ha chỉ xử lý thuốc bảo vệ thực vật 1 lần nên sâu keo mùa thu tái phát, đạt hiệu quả dưới 50%.
Đối với bệnh khảm lá virus hại sắn, tính đến ngày 7-8, toàn tỉnh có 1.817,8 ha sắn bị bệnh khảm lá virus tại 6/17 huyện, thị xã. Trong đó, diện tích bị bệnh nhẹ là 1.376,43 ha; diện tích bị bệnh trung bình là 422,97 ha; diện tích bị bệnh nặng là 18,4 ha. Bệnh gây hại tập trung trên các giống sắn HL-S11, KM 419, KM 140, KM 98-5. Đến nay, chỉ mới có huyện Ia Pa tổ chức tiêu hủy được 13,3 ha sắn bị bệnh khảm lá virus.
Để chủ động phòng trừ sâu keo mùa thu và bệnh khảm lá virus gây hại, các cơ quan chuyên môn và địa phương đã tập trung chỉ đạo, tổ chức hàng trăm buổi tập huấn kỹ thuật và tuyên truyền với khoảng 4.050 người tham gia để nâng cao nhận thức người dân về dấu hiệu nhận biết, tác hại và cách phòng trừ sâu bệnh gây hại. Đồng thời, tổ chức tiêu hủy nguồn bệnh để giảm thiểu nguy cơ lây lan, hạn chế tối đa thiệt hại cho nông dân.
Chí Hào

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.