Gia Lai: Vướng tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo chính quyền các địa phương ở Gia Lai, tiêu chí thu nhập là một trong những nội dung khó thực hiện nhất trong bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM).
 

Những năm gần đây, giá các mặt hàng nông sản xuống thấp, hạn hán, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân và ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện tiêu chí thu nhập (tiêu chí số 10) của các địa phương. Theo thống kê của Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có 83/182 xã đạt tiêu chí về thu nhập.

   Giá hồ tiêu xuống thấp đã kéo giảm thu nhập của người nông dân. Ảnh: N.D
Giá hồ tiêu xuống thấp đã kéo giảm thu nhập của người nông dân. Ảnh: Nguyễn Diệp


Ông Nguyễn Tuấn Anh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) cho biết: Là xã biên giới, điều kiện kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của địa phương cũng đối mặt với nhiều thách thức, nhất là tiêu chí thu nhập. Đa phần người dân trong xã là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu nên thu nhập thấp. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của xã còn 8,25%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 14 triệu đồng/năm. Theo đó, chúng tôi đang rất trông chờ công trình thủy lợi Ia Mơr sớm hoàn thành và đưa vào phục vụ sản xuất, tạo tiền đề hình thành những cánh đồng lớn lúa 2 vụ và một số cây trồng có giá trị kinh tế cao khác, giúp người dân sản xuất ổn định, từng bước giảm nghèo.


“Để đạt được tiêu chí thu nhập, thời gian tới, UBND xã phối hợp với các đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn hỗ trợ bò sinh sản, cây điều giống năng suất cao cho những hộ khó khăn, neo đơn, gia đình chính sách. Bên cạnh đó, xã cũng sẽ hướng dẫn người dân trồng lúa nước thâm canh, chăm sóc mì, điều để tăng thu nhập; vận động người dân đăng ký trồng rừng sản xuất để giảm nghèo bền vững. Đồng thời, xã cũng sẽ mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn”-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơr cho biết thêm.

Tương tự, theo ông Nguyễn Hữu Tỵ-Chủ tịch UBND xã Hbông (huyện Chư Sê), để nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, xã vận động người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, địa phương có đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng khá bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất đai cằn cỗi, lại thường xuyên xảy ra thiếu nước tưới cho cây trồng nên tình trạng mất mùa thường xuyên xảy ra. Cùng với đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn chậm nên hiệu quả kinh tế đạt thấp. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 16,85%, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 21 triệu đồng/năm.

Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh-cho biết: Hiện nay, nhiều địa phương gặp khó khăn trong thực hiện tiêu chí thu nhập. “Thời gian tới, các địa phương cần thực hiện tốt các dự án phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp thu mua nông sản cho người dân. Các huyện, thị xã cần tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất cho 27 xã phấn đấu về đích NTM trong năm nay cùng 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đặc biệt là 2 huyện Kbang, Đak Pơ phấn đấu huyện đạt chuẩn NTM trong năm 2020”-ông Văn cho biết. 

 NGUYỄN DIỆP

------------------------

CHUYÊN ĐỀ CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TỈNH

Có thể bạn quan tâm

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.