Gia Lai và Đà Nẵng đẩy mạnh hợp tác sản xuất-tiêu thụ rau quả an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai và TP. Đà Nẵng vừa tổ chức đánh giá kết quả việc thực hiện thỏa thuận hợp tác sản xuất-cung ứng rau quả an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, 2 bên cũng bàn giải pháp tiếp tục nâng tầm mối quan hệ hợp tác trong thời gian tới.

Những kết quả đáng ghi nhận

Năm 2017, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai và TP. Đà Nẵng ký thỏa thuận hợp tác về sản xuất-cung ứng rau quả ATTP. Nội dung hợp tác gồm: xây dựng các chuỗi cung ứng rau quả an toàn tại Gia Lai để tiêu thụ ở Đà Nẵng; hỗ trợ doanh nghiệp 2 địa phương ký kết hợp đồng sản xuất và cung ứng rau quả an toàn. Đặc biệt, 2 địa phương còn phối hợp quản lý nhà nước về ATTP đối với sản phẩm rau củ quả và các loại nông sản khác.

Mô hình sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ An Trường Phát (huyện Đak Pơ). Ảnh: Nguyễn Diệp
Mô hình sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ An Trường Phát (huyện Đak Pơ). Ảnh: Nguyễn Diệp


Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác, từ năm 2018 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức 45 lớp tập huấn phổ biến kiến thức vệ sinh ATTP; tập huấn nghiệp vụ quản lý ATTP nông-lâm-thủy sản cho 1.079 lượt người tham gia. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 43 ngàn ha cây trồng các loại được chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, hữu cơ; trong đó có 316 ha rau và hơn 7 ngàn ha cây ăn quả.

Đặc biệt, trong 2 năm gần đây, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu y tế-dân số, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất tiên tiến được các tổ chức cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên cây rau, cà phê, khoai lang và cây ăn quả với diện tích 209,7 ha. Hiện toàn tỉnh xây dựng được 25 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn gồm: 10 chuỗi cà phê, 6 chuỗi rau, 1 chuỗi thịt gà, 2 chuỗi thịt heo, 3 chuỗi cam, 2 chuỗi hồ tiêu, 1 chuỗi mật ong được kiểm soát chất lượng từ đầu vào đến thu hoạch, vận chuyển và bảo quản, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Công tác lấy mẫu giám sát ATTP cũng được các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai giám sát chặt chẽ. Theo đó, đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh có mẫu rau quả không đảm bảo ATTP, Sở đều có văn bản thông báo tới UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân và tìm hướng khắc phục. Hàng năm, Sở cung cấp kết quả lấy mẫu giám sát ATTP tại một số địa phương cho Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Đà Nẵng để biết và giám sát về ATTP đối với sản phẩm có nguồn gốc từ Gia Lai.

Theo Ban Quản lý ATTP TP. Đà Nẵng, trong 3 năm (2018-2020), đơn vị đã lấy 813 mẫu nông sản tiêu thụ trên địa bàn thành phố, trong đó có 58 mẫu có nguồn gốc nhập từ Gia Lai, chỉ 1 mẫu củ cải trắng có chỉ tiêu Cypermethrin vượt giới hạn cho phép vào năm 2018. Còn từ năm 2019 đến nay, các mẫu rau củ quả đều đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP.

Ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-cho biết: Toàn huyện có khoảng 6.447 ha rau quả cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hầu hết người dân có truyền thống thâm canh rau quả lâu năm, phù hợp với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhờ đó, chất lượng rau quả của địa phương đáp ứng quy định về ATTP. Đặc biệt, Đak Pơ nằm trong Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. Ủy ban nhân dân huyện đang xây dựng thương hiệu rau Đak Pơ nhằm thúc đẩy sản xuất rau củ quả phát triển bền vững trong những năm tới.

Còn ông Phan Văn Mỹ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Đà Nẵng-thông tin: Từ năm 2017 đến nay, Sở đã tham mưu UBND TP. Đà Nẵng ký thỏa thuận hợp tác với nhiều tỉnh, trong đó có Gia Lai về sản xuất-cung ứng rau củ quả ATTP. Qua 3 năm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa 2 tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực. Bình quân mỗi năm, Gia Lai cung cấp khoảng 10.000 tấn rau củ quả đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng Đà Nẵng.

Trong thời gian tới, Sở sẽ giao cho Ban Quản lý ATTP thành phố tiếp tục ký thỏa thuận mới với Gia Lai về sản xuất-tiêu thụ nông sản. Ngoài rau củ quả còn xây dựng thêm các chuỗi liên kết khác như: thịt bò, gạo đặc sản, cà phê… Bên cạnh đó, 2 bên quan tâm tiêu thụ sản phẩm OCOP theo hình thức trao đổi sản phẩm lâu dài, khi có các hội chợ xúc tiến thương mại thì Đà Nẵng sẽ thông báo cho Gia Lai và ngược lại để cùng trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Chương trình hợp tác sản xuất-cung ứng rau quả an toàn giữa Gia Lai và Đà Nẵng đã mang lại những kết quả tích cực, giúp người sản xuất và người tiêu dùng cùng hưởng lợi. Ông Nguyễn Hiệp cho biết thêm: “Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau củ quả tại thị trường Đà Nẵng trong những năm tới, huyện đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị khảo sát xây dựng các điểm hỗ trợ chứng nhận sản xuất rau củ quả an toàn theo hướng VietGAP; mở các lớp tập huấn cho thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân về quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng đến mục tiêu xây dựng vùng sản xuất rau an toàn đạt 500 ha vào năm 2030. Đồng thời, huyện triển khai xây dựng chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau quả trên địa bàn”.

 

Nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đak Pơ đã liên kết sản xuất rau an toàn theo chuỗi giá trị. Ảnh: Nguyễn Diệp
Nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đak Pơ đã liên kết sản xuất rau an toàn theo chuỗi giá trị. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo thống kê sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở thu mua rau củ quả cung cấp cho thị trường Đà Nẵng với sản lượng khoảng 31 tấn/ngày.
 

Còn ông Nguyễn Tấn Hải-Trưởng ban Quản lý ATTP TP. Đà Nẵng thì cho hay: “Những năm qua, thỏa thuận hợp tác đã tạo điều kiện trao đổi thông tin quản lý qua lại giữa 2 bên rất tốt, từ đó có những định hướng, chính sách cũng như tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm tại các chợ đầu mối, cửa hàng tốt hơn. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động, nhất là bảo vệ thương hiệu rau an toàn Gia Lai tại TP. Đà Nẵng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thành phố”.

Trao đổi với P.V, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đoàn Ngọc Có cho biết: “Gia Lai có nhiều tiềm năng và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp từ rau củ quả, lúa gạo đến cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu. Ngoài ra, ngành chăn nuôi heo, bò của tỉnh cũng rất phát triển, là điều kiện thuận lợi để xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ. Việc thực hiện thỏa thuận hợp tác sản xuất-cung ứng rau quả ATTP với TP. Đà Nẵng thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là sản xuất rau củ quả phát triển, qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân”.

 

 NGUYỄN DIỆP
 

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.