Gia Lai: Từng bước xây dựng mô hình "Chợ Lâm sản Quốc tế"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 14-10, UBND tỉnh có Quyết định số 634/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 
Theo đó, kế hoạch được ban hành nhằm triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, đưa ngành lâm nghiệp Gia Lai trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật, chuyển dịch và tăng tốc độ phát triển kinh tế theo hướng “tăng trưởng xanh”. Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để ngành lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh; trật tự, an toàn xã hội. 
Phó chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên (bìa phải, hàng đầu) đi kiểm tra công tác trồng rừng tại huyện Đak Đoa
Phó chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên (bìa phải) đi kiểm tra công tác trồng rừng tại huyện Đak Đoa. Ảnh: L.N
Trước mắt, sẽ tập trung thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2030, phấn đấu đến năm 2025 tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp 10,91% và đến năm 2030 tăng 12%. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản. Phân định ranh giới, tổ chức quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng tự nhiên; xây dựng vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến và phát triển hệ thống rừng trồng gỗ lớn có năng suất và chất lượng cao. 
Tiếp tục công tác giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh đảm bảo đạt 145.000 ha/năm. Thực hiện giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng đối với diện tích 219.246 ha rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND cấp xã quản lý. Nghiên cứu xây dựng phương án và chi phí cho thuê rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để phát triển thâm canh dược liệu dưới tán rừng, gia tăng nguồn thu cho tỉnh. Đến năm 2030, đảm bảo 100% diện tích có chủ rừng quản lý theo quy định của Luật Lâm nghiệp. 
Người dân huyện Krông Pa trồng rừng bằng giống cây keo lai
Người dân huyện Krông Pa trồng rừng bằng giống cây keo lai. Ảnh: L.N
Nâng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 47,75%; đến năm 2030 đạt 49,2% (bao gồm cả cây công nghiệp thân gỗ, cây trồng đa mục đích). Tập trung nâng cao năng suất và chất lượng, phấn đấu đưa năng suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình đạt 15 m3/ha/năm vào năm 2025 và 20 m3/ha/năm vào 2030. Công tác trồng rừng đến năm 2025 đạt 40.000 ha, trong đó ít nhất 10.000 ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa 15.000 ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn. Đến năm 2030, tiếp tục trồng rừng mới và trồng rừng luân canh 40.000 ha trong đó ít nhất 15.000 ha rừng gỗ lớn, tiếp tục chuyển hóa 15.000 ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn. 
Thực hiện Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 2525/KH-UBND ngày 12-8-2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đến hết năm 2025 toàn tỉnh trồng 40 triệu cây xanh. Đầu tư, đẩy mạnh việc triển khai sản xuất nông, lâm nghiệp dưới tán rừng, trong đó chú trọng việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu, phấn đấu đến năm 2025 trồng tối thiểu được 6.500 ha dược liệu dưới tán rừng, đến năm 2030 trồng tối thiểu được 11.300 ha dược liệu dưới tán rừng. 
Kế hoạch cũng đề ra đến năm 2025, sản lượng khai thác lâm sản trong rừng trồng đạt trên 1.000.000 m3, bình quân 150.000 m3 đến 300.000 m3/năm; đạt trên 1.800.000 m3 trong giai đoạn 2025-2030. Đến năm 2025, 100% diện tích rừng của các chủ rừng phải được quản lý bền vững, đảm bảo hài hòa các mục tiêu về môi trường, xã hội, kinh tế; cấp chứng chỉ rừng 30.000 ha. Đến năm 2030, diện tích được cấp chứng chỉ rừng quản lý rừng bền vững đạt 80.000 ha. Bố trí hợp lý các nhà máy chế biến gỗ, phát triển thị trường ngành gỗ, từng bước xây dựng, hình thành mô hình “Chợ Lâm sản Quốc tế” thí điểm tại Gia Lai, có thể kết nối trực tuyến và trực tiếp với thị trường toàn cầu, được đấu nối tại Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Gia Lai. 
Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản của tỉnh đến năm 2025 đạt tối thiểu 100 triệu USD, đến năm 2030 đạt khoảng 250 triệu USD. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Định hướng đến năm 2050, ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thực sự trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao; phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh. 
                                                                             LỆ HẰNG
 

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.