Gia Lai triển khai thực hiện 25 mô hình của Đề án 06

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện 25 mô hình của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đối số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Các mô hình được chia thành 5 nhóm nhiệm vụ có thời gian thực hiện từ tháng 12-2023 đến tháng 12-2025 trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, gồm 2 mô hình: Mô hình 1-Triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu; mô hình 2-Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên VnelD.

Nhóm tiện ích phát triển kinh tế xã hội, gồm 7 mô hình: Mô hình 3-Khám chữa bệnh sử dụng thẻ căn cước công dân và VnelD; mô hình 4-Triển khai tại các tổ chức hành nghề công chứng, phòng Tư pháp cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn; mô hình 5-Triển khai nền tảng quản lý lưu trú tại cơ sở lưu trú (nhà trọ, nhà cho thuê, nhà nghỉ, khách sạn, nhà khách, nhà công vụ); mô hình 6-Triển khai nền tảng quản lý lưu trú tại cơ sở khám, chữa bệnh.

Mô hình 7-Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (cơ sở cầm đồ; cơ sở dịch vụ bảo vệ; dịch vụ thừa phát lại; cơ sở khác...); mô hình 8-Triển khai thiết bị giám sát sát hạch lái xe; mô hình 9-Triển khai cho vay tín chấp công dân: Hộ nghèo, người có công; mô hình 10-Phát triển du lịch, gắn với phát triển đặc sản vùng miền hỗ trợ người dân ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh xác thực điện tử trong phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế số.

Lực lượng chức năng phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa) hướng dẫn người dân cài đặt tài khoản sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Nguyễn Sang
Lực lượng chức năng phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa) hướng dẫn người dân cài đặt tài khoản sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Nguyễn Sang

Nhóm tiện ích phục vụ công dân số, gồm 10 mô hình: Mô hình 11-Đảm bảo điều kiện công dân số; mô hình 12-Chuẩn hóa xác thực tập trung (SSO); mô hình 13-Truyền thông nội bộ cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang; mô hình 14-Truyền thông chính sách qua hệ thống LED, pano, áp phích, truyền thanh cơ sở, truyền hình địa phương, hệ thống phát thanh thông minh, nền tảng số.

Mô hình 15-Triển khai nền tảng đào tạo, giáo dục trực tuyến đại chúng mở (MOOC) trên toàn quốc để nâng cao nhận thức, hỗ trợ triển khai Đề án 06 cho cán bộ, công chức, viên chức, giảm chi phí đào tạo truyền thống; mô hình 16-Triển khai tố giác tội phạm qua ứng dụng VnelD; mô hình 17-Triển khai tuyên truyền chính sách, hỗ trợ pháp lý qua ứng dụng VNelD, Call Center; mô hình 18-Triển khai hệ thống quản lý trường học; mô hình 19-Thông tin lý lịch tư pháp trên VnelD; mô hình 20-Triển khai tích hợp thông tin sổ sức khỏe điện tử, sổ lao động điện tử trên VnelD.

Nhóm số hóa, tạo lập dữ liệu dùng chung trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ cải cách thủ tục hành chính, gồm 3 mô hình: Mô hình 21-Quản lý thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, VnelD; mô hình 22-Số hóa tạo lập dữ liệu trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, như: Hộ tịch, lao động xã hội, các tổ chức đoàn, hội.... phục vụ cải cách thủ tục hành chính; mô hình 23-Quản lý chương trình an sinh xã hội thông qua VnelD.

Nhóm phục vụ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp, gồm 2 mô hình: Mô hình 24-Triển khai cuộc thi sáng kiến phát triển ứng dụng khai thác dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số; mô hình 25-Tổ chức đào tạo, tập huấn an ninh, an toàn, bảo mật thông tin cho người sử dụng cuối (end use).

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ nhiệm vụ giao tại Kế hoạch này, chủ động phối hợp với Công an tỉnh xây dựng kế hoạch, lộ trình, phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết để triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, mục tiêu, kết quả đề ra.

Định kỳ hàng tháng (trước ngày 15) các đơn vị, địa phương báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các mô hình về Công an tỉnh-Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án 06 tỉnh để tổng hợp (nội dung báo cáo được tổng hợp chung trong báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án 06 định kỳ theo văn bản số 1301/UBND-NC ngày 2-6-2023 của UBND tỉnh).

Cùng với đó, UBND tỉnh giao Công an tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện và báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Trong quá trình thực hiện, căn cứ tình hình thực tế, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tiến độ thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương với từng nhóm nhiệm vụ để tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Kinh phí thực hiện các mô hình sử dụng nguồn kinh phí do Nhà nước cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và phân cấp ngân sách hiện hành; các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.