Gia Lai triển khai hoạt động phòng-chống dịch bệnh Covid-19 thuộc nhóm B

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn chỉ đạo thực hiện hoạt động phòng-chống dịch bệnh Covid-19 thuộc nhóm B trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, để thống nhất triển khai các hoạt động phòng-chống dịch Covid-19 thuộc nhóm B trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh chuyển trạng thái đáp ứng, phòng-chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; chủ động triển khai các biện pháp giám sát, phòng-chống dịch bệnh; nắm chắc diễn biến tình hình dịch, tích cực tham mưu cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28-12-2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho trẻ trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku. Ảnh: Bá Bính
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho trẻ trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku. Ảnh: Bá Bính

Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng-chống Covid-19 thuộc nhóm B theo các quy định và hướng dẫn sau:

Về giám sát và phòng-chống dịch bệnh: Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch bệnh Covid-19 giai đoạn 2023-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29-10-2023 của Bộ Y tế; Hướng dẫn giám sát và phòng-chống bệnh Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3985/QĐ-BYT ngày 29-10-2023.

Về điều trị và kiểm soát lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định số 2609/QĐ-BYT ngày 20-6-2023; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định số 2671/QĐ-BYT ngày 26-6-2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc đối với một số bệnh sau mắc Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định số1242/QĐ-BYT ngày 18-5-2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao; các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế và các quy định của pháp luật có liên quan chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch theo quy định hiện hành và triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành địa phương tăng cường truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng-chống dịch; khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, nhất là tại các điểm tập trung đông người như trên các phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh... Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp có liên quan về phòng-chống Covid-19 để người dân hiểu, đồng thuận và chủ động tham gia các hoạt động phòng-chống dịch bệnh.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương chuyển trạng thái đáp ứng, phòng-chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; tiếp tục theo dõi, giám sát, nắm chắc diễn biến, tình hình dịch và triển khai các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định, đảm bảo không chủ quan, lơi lỏng, mất cảnh giác, chủ động, kịp thời, hạn chế thấp nhất số người mắc, tử vong và ảnh hưởng tiêu cực của dịch, bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.