Gia Lai: Trên 90% người dân vùng DTTS đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông vào năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc hướng dẫn triển khai thực hiện xóa mù chữ (XMC) cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của Tiểu dự án 1-Dự án 5 thuộc Quyết định số1719/QĐ-TTg.
Theo đó, mục tiêu là XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác XMC, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác XMC. Đến năm 2025 người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.
Nội dung thực hiện XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS đó là, xây dựng tài liệu phục vụ hướng dẫn dạy XMC, thiết kế công nghệ, thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu về XMC, dạy học XMC; bồi dưỡng, tập huấn, truyền thông, tuyên truyền; hỗ trợ người dân học XMC; hỗ trợ tài liệu học tập, sách giáo khoa, văn phòng phẩm.
Trên 90% người dân vùng DTTS đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông vào năm 2025 . Ảnh: Đức Thụy
Trên 90% người dân vùng DTTS đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông vào năm 2025. Ảnh: Đức Thụy
Theo Kế hoạch, đối với giai đoạn XMC 2021-2025, UBND tỉnh giao cho các địa phương thực hiện công tác XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS gồm: Số người học XMC là 23.475 người; số lớp học XMC, 735 lớp; số lượng tài liệu, sách giáo khoa, văn phòng phẩm phát cho người học, 23.475 bộ; số lượng đơn vị mua sắm trang thiết bị dạy XMC, 176 bộ. Kinh phí phân bổ thực hiện XMC giai đoạn 2021-2025 là 46,567 tỷ đồng.
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND cấp huyện chỉ đạo phòng GD-ĐT phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở GD-ĐT tổ chức biên soạn tài liệu liên quan đến công tác XMC và tổ chức thiết kế các thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị lưu trữ về XMC, dạy học XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS của Bộ GD-DT để xây dựng nội dung và biên soạn các tài liệu, học liệu đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết thực và phù hợp với công tác XMC tại địa phương.
Về bồi dưỡng công tác XMC cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác XMC, UBND cấp huyện chỉ đạo phòng GD-ĐT phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở GD-ĐT tổ chức các đợt bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán làm công tác XMC. Đề xuất nhu cầu bồi dưỡng và cử cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán làm công tác XMC tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch. 
Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo phòng GD-ĐT phối hợp UBND các xã, phường, thị trấn, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tại vùng đồng bào DTTS và miền núi xây dựng kế hoạch mở lớp XMC; xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục báo cáo kết quả thực hiện công tác XMC; tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai công tác XMC và báo cáo Sở GD-ĐT theo quy định.
LỆ HẰNG

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Trở về nhà sau những ngày tiếp sức mùa thi, Tô Khánh Vân, Đội trưởng sinh viên tình nguyện Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tại điểm Trường THCS-THPT Chu Văn An, chia sẻ, em đã có một mùa hè đáng nhớ khi được đồng hành cùng các bạn học sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) trao đổi về đề thi môn Toán. Ảnh: Đ.T

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đề Toán có tính phân hóa cao

(GLO)- Sau bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay (26-6) sĩ tử Gia Lai tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Toán. Theo ghi nhận của P.V, sau 90 phút làm bài, đa số thí sinh đều cho rằng đề Toán năm nay có một số khác biệt về cấu trúc định dạng và có độ phân hóa rõ rệt.

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học đang tập trung triển khai một số đề án trọng điểm để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ. Quá trình này gắn liền với quá trình tái cấu trúc mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chuyển đổi tư duy trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

null