
Các lớp tập huấn, đào tạo nhằm hỗ trợ, định hướng xây dựng, phát triển và liên kết mạng lưới hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST và kết nối các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; xây dựng mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ sinh thái nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp ĐMST phát triển; kết nối chuyên gia, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng công nghệ mới, phát triển sản xuất kinh doanh.
Tính riêng trong 3 năm (2021-2024), Gia Lai đã phân bổ gần 46,3 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động khởi nghiệp ĐMST. Từ nguồn kinh phí này, các ban, ngành, địa phương đã tổ chức các hoạt động cụ thể như: tổ chức các cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp; ngày hội khởi nghiệp ĐMST, ngày hội thanh niên khởi nghiệp, ngày hội phụ nữ khởi nghiệp; hỗ trợ một số cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các hoạt động TechDemo, Techfest quốc gia và các địa phương; tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp…

Cùng với đó, tỉnh cũng tổ chức đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, cố vấn, chuyên gia khởi nghiệp. Gắn đào tạo khởi nghiệp với nâng cao năng lực chuyển đổi số trong nông nghiệp, tài chính, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa,...
Thông qua hoạt động tập huấn, đào tạo đã góp phần truyền cảm hứng, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp ÐMST; tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể hình thành, hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.

Hướng tiếp cận mới cho phong trào khởi nghiệp học đường

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch
