Gia Lai: Tiếp tục giải quyết kiến nghị cử tri trên nhiều lĩnh vực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tiếp theo Công văn số 1673/UBND-NC của UBND tỉnh Gia Lai về việc trả lời và chỉ đạo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri theo Kế hoạch giám sát số 61/KH-HĐND ngày 19-10 của Thường trực HĐND tỉnh, Báo Gia Lai điện tử trích đăng nội dung UBND tỉnh báo cáo kết quả giải quyết và chỉ đạo giải quyết.
1. Hiện nay, một số cháu nhỏ vào thăm cha mẹ làm công nhân tại các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh chưa được về địa phương do dịch bệnh Covid-19. Đề nghị UBND tỉnh có phương án đưa các cháu trở về địa phương đi học (cử tri huyện Phú Thiện).
Kết quả giải quyết đến thời điểm giám sát: Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát ở các tỉnh, thành phía Nam (từ tháng 4-2021 đến nay); nhận thấy các công dân của tỉnh Gia Lai như người lao động, người đi khám-chữa bệnh, học sinh, sinh viên... gặp nhiều khó khăn tại các tỉnh, thành phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương), UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 970/KH-UBND ngày 20-7-2021 về việc tổ chức đón công dân của tỉnh Gia Lai có hoàn cảnh khó khăn, cấp bách từ vùng dịch về địa phương.
Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh và các địa phương đã phối hợp tổ chức được 5 đợt đón công dân (từ ngày 23-7-2021 đến 27-10-2021) bằng các phương tiện như máy bay, xe ô tô, cử xe Cảnh sát giao thông dẫn đường để đảm bảo an toàn giao thông. Tổng số đã đón về tỉnh là 1.121 người (trong đó có 285 phụ nữ mang thai; 38 trẻ em đi cùng phụ nữ mang thai, 243 người đi khám-chữa bệnh, 324 học sinh và phụ huynh đi cùng, 193 người lao động) đảm bảo an toàn, chu đáo trong phòng-chống dịch. Riêng đối với huyện Phú Thiện, đã tổ chức đón được 31 học sinh và 29 phụ huynh đi cùng về địa phương trên tổng số đăng ký là 66 học sinh và 58 phụ huynh.
Các công dân là học sinh mầm non, tiểu học và phụ huynh học sinh đang mắc kẹt tại TP. Hồ Chí Minh, 2 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đã về đến TP. Pleiku an toàn. Ảnh: Kim Hồng
Các công dân là học sinh mầm non, tiểu học và phụ huynh học sinh đang mắc kẹt tại TP. Hồ Chí Minh, 2 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đã về đến TP. Pleiku an toàn. Ảnh: Kim Hồng
Trong đợt đón thứ 5, trên cơ sở đăng ký là hơn 900 công dân, tuy nhiên qua rà soát chỉ còn hơn 800 đãng ký đón về. Sau khi có thông tin, các sở, ngành của tỉnh đã tổ chức đón nhưng thực tế chỉ có hơn 320 người về.
Sau khi có tỉnh, thành phía Nam thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngàỵ 11-10-2021 của Chính phủ thì việc đi lại đã thuận lợi cho công dân và căn cứ số lượng công dân đăng ký nhưng không về nên tỉnh đã quyết định dừng, không tổ chức đón công dân nữa.
* Riêng huyện Phú Thiện theo thống kê có 66 học sinh và 58 phụ huynh có nhu cầu trở về địa phương; thực hiện kế hoạch đón nhận công dân trở về tỉnh, ngày 26-10-2021 đã có 31 học sinh và 29 phụ huynh được đón trở về địa phương, số học sinh và phụ huynh còn lại sẽ tiếp tục thực hiện đón trở về theo kế hoạch.
2. Nhân dân bị thiệt hại trong mùa mưa bão năm 2020, đã kê khai diện tích thiệt hại nhưng đến nay vẫn chưa được hỗ trợ của Nhà nước. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét hỗ trợ cho người dân.
Khái quát tình hình thiên tai năm 2020: Trong năm 2020 có 14 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 11 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Tây Nguyên (cơn bão số 6, 9, 10, 12), làm thiệt hại về nhà ở, nông nghiệp, y tế, hạ tầng... trên địa bàn tỉnh, ước tính giá trị thiệt hại khoảng 667,8 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về sản xuất nông nghiệp khoảng 417,08 tỷ đồng (riêng về sản xuất nông nghiệp địa bàn huyện Phú Thiện thiệt hại khoảng 42,977 tỷ đồng và có đề xuất hỗ trợ kinh phí về khôi phục sản xuất là 2,601 tỷ đồng).
Quá trình triển khai hỗ trợ đế khôi phục sản xuất: Thực hiện Công văn số 202/TWPCTT ngày 18-12-2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng-chống thiên tai về việc tập trung khắc phục hậu quả bão, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Công văn số 2494/UBND-NL ngày 18-12-2020 của UBND tỉnh về việc rà soát, bổ sung hồ sơ đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương. Sở Nông nghiệp và PTNT (Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) đã tổng hợp, báo cáo bổ sung số liệu thiệt hại tại Công văn số 3616/SNNPTNT-CCTL ngày 22-12-2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Tờ trình số 2506/TTr-UBND ngày 25-12-2020 đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bộ Tài chính có Công văn số 503/BTC-NSNN ngày 15-1-2021 về việc kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2020 trên địa bàn, trong đó đã bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương năm 2021 cho tỉnh Gia Lai là 14.040 triệu đồng (khoảng 70% phần kinh phí ngân sách Trung ương dự kiến hỗ trợ 20.057 triệu đồng) để hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2020.
Để triển khai hỗ trợ cho các địa phương UBND tỉnh có Công văn số 561/VP-KTTH ngày 8-2-2021 về việc kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai hỗ trợ theo quy định.
Thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai: Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, các cơ quan chuyên môn của Sở phối hợp với các địa phương tham mưu rà soát số liệu thiệt hại và dự thảo ban hành Quyết định quy định mức hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ngày 19-7-2021, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, cùng Sở Tài chính họp để thống nhất, đề xuất các nội dung Quyết định Quy định mức hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt) gây ra trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai trình UBND tỉnh ban hành.
Ngày 26-7-2021, Sở Nông nghiệp và PTNT có Tờ trình số 205/TTr-SNNPTNT về ban hành Quyết định quy định mức hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh có Công văn số 1041/UBND-NL ngày 28-7-2021 về việc tham mưu, đề xuất quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh giao liên Sở: Tài chính-Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị, địa phương có liên quan triển khai một số nội dung, trong đó có nội dung kiểm tra làm rõ diện tích cây trồng đề xuất hỗ trợ thiệt hại.
Sở Nông nghiệp và PTNT có Công văn số 2467/SNNPTNT-CCTL ngày 29-7-2021 đề nghị các địa phương phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu nội dung kiểm tra, làm rõ diện tích cây trồng đề xuất hỗ trợ.
Từ ngày 2-8 đến 6-8-2021, một số địa phương có văn bản điều chỉnh số liệu (trước đây báo cáo nhanh nên các địa phương chưa kịp rà soát kiểm tra chính xác) như: Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa, Kbang, Krông Pa.
Ngày 6-8-2021, Sở Nông nghiệp và PTNT có Tờ trình số 215/TTr-SNNPTNT về ban hành Quyết định Quy định mức hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt) gây ra trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (đề xuất đối với những cây trồng chưa được quy định mức hỗ trợ theo Nghị định số 02/NĐ-CP sử dụng vốn ngân sách địa phương để hỗ trợ).
Ngày 16-8-2021, UBND tỉnh có Công văn số 3609/VP-NL về việc làm rõ diện tích hỗ trợ để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động phối hợp với Sở Tài chính để hoàn chỉnh nội dung dự thảo Quyết định quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2020 đảm bảo thống nhất với các nội dung đã đề xuất trước đây, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 80% theo quy định. Báo cáo gửi về UBND tỉnh trước ngày 19-8-2021.
Ngày 19-8-2021, Sở Nông nghiệp và PTNT có Tờ trình số 226/TTr-SNNPTNT đề nghị ban hành Quyết định Quy định mức hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt) gây ra trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
* Một số tồn tại trong quá trình triển khai:
Thời điểm cuối năm 2020, các địa phương gửi báo cáo số liệu thiệt hại không chính xác, có nhiều sai lệch; mức đề xuất hỗ trợ cho đối tượng vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại có sự khác nhau (ví dụ: Theo quy định tại Nghị định 02/NĐ-CP hỗ trợ gà, vịt, ngan, ngỗng trên 28 ngày từ 21.000-35.000 đồng/con; nhưng thị xã Ayun Pa đề nghị là 35.000 đồng/con; huyện Phú Thiện đề nghị 25.000 đồng/con...). 
Việc đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ các cây trồng chưa được quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP như mì, mía, ớt, đậu các Ịoại từ ngân sách Trung ương hay ngân sách địa phương cần phải xem xét, cân nhắc khi tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ.
Số địa phương bị thiệt hại 17/17 huyện, thị xã, thành phố, nhiều đối tượng (nhiều loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản...) việc kê khai số liệu ban đầu thiếu chính xác nên công tác rà soát, tổng hợp số liệu đảm bảo sự chính xác phải mất nhiều thời gian để tránh sai sót.
Kết quả triển khai đến thời điểm giám sát: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 28-9-2021 về việc quy định mức hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt) gây ra trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
UBND tỉnh đã có Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 19-10-2021 về tạm cấp kinh phí để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 19.211.418.000 đồng, tạm cấp cho các huyện, thị xã, thành phố để hỗ trợ khắc phục sản xuất vùng bị thiệt hại ,do thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt) gây ra trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 7830/QĐ-TTg ngày 1-11-2021 về việc hỗ trợ kinh phí cho một số địa phương khắc phục thiệt hại về nhà ở theo Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 5-11-2020 của Chính phủ. Theo đó, cấp hỗ trợ theo đề xuất của tỉnh với tổng kinh phí 1.420 triệu đồng để hỗ trợ thiệt hại về nhà ở do thiên tai trong tháng 10-2020. UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện.
Riêng đối với huyện Phú Thiện, UBND tỉnh tạm cấp cho huyện với kinh phí 2.497.306.000 đồng, hiện UBND huyện Phú Thiện đang tổ chức triển khai thực hiện việc phân bổ kinh phí hỗ trợ cho Nhân dân trên địa bàn bị thiệt hại trong mùa mưa bão năm 2020.
GLO

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.