Gia Lai tập huấn công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 27-4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022 lần thứ nhất. Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định chủ trì hội nghị.
Tham dự có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh; lãnh đạo các phòng chuyên môn trực thuộc Sở; hiệu trưởng, giám đốc và giáo viên phụ trách nhập dữ liệu đăng ký thi của các trường THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên trên toàn tỉnh.
Tại hội nghị, đại diện Phòng Quản lý chất lượng và Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT) đã giới thiệu tóm tắt Quy chế thi tốt nghiệp THPT; Hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của Bộ GD-ĐT và công tác tổ chức kỳ thi tại tỉnh Gia Lai. Theo đó, kỳ thi năm nay dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 9-7-2022 với các bài thi: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cùng 2 tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vẫn giữ nguyên như năm 2021 về mục đích, quy chế. Tuy nhiên, việc đăng ký dự thi của thí sinh có sự đổi mới.
 Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Mộc Trà
Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Mộc Trà
Cụ thể, tất cả thí sinh là học sinh đang học lớp 12 năm học 2021-2022 đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến; riêng thí sinh tự do đăng ký dự thi bằng hình thức trực tiếp tại đơn vị đăng ký dự thi như năm 2021. Việc đăng ký nguyện vọng tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non được thực hiện sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT thay vì thực hiện cùng lúc với đăng ký dự thi và 100% bằng hình thức trực tuyến. Người học đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp đăng ký nguyện vọng để xét tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non bằng phương thức khác với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng được đăng ký lên hệ thống quản lý thi trong thời gian đăng ký dự thi. 
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định đề nghị cán bộ quản lý, giáo viên dự tập huấn cần tích cực trao đổi, thảo luận nhằm nắm vững nội dung công việc, lịch công tác tổ chức kỳ thi và cách thức triển khai thực hiện. Sau hội nghị, các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các khâu một cách chính xác, khoa học, đúng thời gian quy định và hạn chế tối đa những sai sót để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại tỉnh Gia Lai diễn ra nghiêm túc, an toàn và đúng quy chế.
Chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ tiếp tục được hướng dẫn về khâu đăng ký dự thi và đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh; tập huấn về hệ thống phần mềm quản lý thi và đăng ký thi trực tuyến cho thí sinh là học sinh lớp 12 THPT năm học 2021-2022.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.