Gia Lai: Sơ kết Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 29-1, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn tỉnh.

Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Long-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT; đại diện lãnh đạo UBND và Phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố; một số trường học và trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Long trao tặng giấy khen của Giám đốc Sở GD-ĐT cho 5 tập thể đạt thành tích xuất sắc. Ảnh: Hồng Thi.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Long trao giấy khen của Giám đốc Sở GD-ĐT cho 5 tập thể đạt thành tích xuất sắc. Ảnh: Hồng Thi


Ngày 30-9-2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1400/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Qua một thời gian triển khai thực hiện, ngày 22-12-2017, tại Quyết định số 2080/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025”. Trên cơ sở này, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh; đồng thời xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm theo từng năm.

Sau 3 năm thực hiện Đề án 2080, chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh được nâng lên; kỹ năng giao tiếp của học sinh được cải thiện rõ rệt. Tính đến năm 2020, toàn tỉnh có 32 trường mầm non công lập và 16 trường mầm non ngoài công lập triển khai thí điểm cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Số lượng, tỷ lệ học sinh phổ thông tham gia học chương trình tiếng Anh 10 năm cũng có sự chuyển biến; trong đó, cấp tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5) chiếm 26,45%, cấp THCS chiếm 12,38%, cấp THPT chiếm 6,57%. Riêng hệ giáo dục thường xuyên, môn Tiếng Anh được tổ chức dạy theo nhu cầu của học viên.

Các cơ sở giáo dục đã thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá qua các hoạt động trên lớp, hồ sơ học tập và qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập; đảm bảo kiểm tra định kỳ đủ 4 phần: nghe-nói-đọc-viết. Bên cạnh duy trì và phát triển các cuộc thi, hội thi về tiếng Anh ở các cấp, Sở GD-ĐT và các trường còn khuyến khích, động viên học sinh học và tham gia các kỳ thi quốc tế để đánh giá năng lực ngôn ngữ.

Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ được quan tâm. Hiện toàn tỉnh có 1.014/1.093 giáo viên Tiếng Anh đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ cùng gần 300 giáo viên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và được cấp chứng chỉ. Mạng lưới trung tâm ngoại ngữ được mở rộng và hoạt động ngày càng hiệu quả; bước đầu triển khai chương trình xã hội hóa dạy học tăng cường tiếng Anh trong các trường phổ thông, tạo điều kiện cho học sinh được học tiếng Anh giao tiếp với người bản ngữ...

Khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2020. Ảnh: Hồng Thi
Khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2020. Ảnh: Hồng Thi


Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những thuận lợi cũng như khó khăn, bất cập trong công tác tổ chức dạy học tiếng Anh hệ 10 năm ở từng cấp học, việc thi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế...; đồng thời đề ra một số giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 2080 trong giai đoạn 2021-2025.

Dịp này, Giám đốc Sở GD-ĐT đã quyết định tặng giấy khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2020.

 

HỒNG THI
 

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.