Gia Lai: Phục dựng Lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai ở làng Greo Pết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 28-11, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Chư Sê tổ chức phục dựng Lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai sinh sống tại làng Greo Pết (xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).

Lễ mừng lúa mớiđược tổ chức sau khi thu hoạch xong vụ mùa với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của các thần linh ban cho dân làng và mời thần linh về cùng ăn mừng, phù hộ để có thêm những vụ mùa bội thu, ấm no hạnh phúc.

6af3696b8c3936676f28.jpg
Không khí rộn ràng tại Lễ mừng lúa mới làng Greo Pết. Ảnh: Lam Nguyên

Lễ vật bà con làng Greo Pết dâng lên thần linh gồm 1 con heo, 1 ghè rượu. Tại buổi lễ, già làng dâng lễ vật và đọc những lời khấn cầu cho dân làng thật nhiều sức khỏe; cầu mưa thuận gió hòa để trồng bắp, lúa, sắn tươi tốt, bội thu; của cải đầy nhà.

Lời khấn cũng bày tỏ mong ước con cháu mạnh khỏe, sung túc, học hành nên người, theo lời ông cha gìn giữ phong tục tốt đẹp, cố gắng chăm chỉ, cần cù làm ăn, người người nhà nhà được ấm no hạnh phúc.

10c8d494edc657980ed7.jpg
Nghi thức của buổi lễ được thực hiện bên dưới kho lúa. Ảnh: Lam Nguyên

Sau nghi lễ, gái trai, già trẻ trong làng cùng hòa điệu xoang, nhịp cồng chiêng và men rượu ghè truyền thống.

Lễ Mừng lúa mới là nghi thức nông nghiệp cổ truyền độc đáo của đồng bào Tây Nguyên, thể hiện sự giao hòa giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và vạn vật, tạo nên sức mạnh cộng đồng.

42039d9eb5cd0f9356dc-4338.jpg
Tái hiện cảnh giã gạo, sàng sảy trong Lễ mừng lúa mới. Ảnh: Lam Nguyên

Phục dựng Lễ Mừng lúa mới là dịp để bà con nâng cao nhận thức về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, qua đó bảo tồn và phát huy.

Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; quảng bá Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

(GLO)- Để học sinh thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, tổ chức Đoàn-Đội các cấp của tỉnh Gia Lai triển khai hoạt động vẽ tranh, trình diễn trang phục truyền thống…Các hoạt động góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Các em học sinh trải nghiệm đan gùi với nghệ nhân làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: L.N

Sức sống di sản

(GLO)- Tham gia một sự kiện quy mô song các nghệ nhân gần như không trình diễn mà như đang trong buổi sinh hoạt văn hóa vẫn thường diễn ra tại buôn làng; khách tham quan cũng được hòa mình vào những trải nghiệm không thể thú vị hơn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024.