(GLO)- Sáng 28-11, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Chư Sê tổ chức phục dựng Lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai sinh sống tại làng Greo Pết (xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
(GLO)- Vua Lửa (Pơtao Apui) là hiện tượng lịch sử văn hóa độc đáo, cho đến nay vẫn được các nhà nghiên cứu quan tâm và không ngừng tìm hiểu để giải mã về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của một mô hình nhà nước sơ khai.
(GLO)- Sáng 28-10, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị giới thiệu sản phẩm về văn hóa dân tộc thiểu số phục vụ quảng bá, xúc tiến du lịch.
(GLO)- Dù là người Bahnar, Jrai hay người Kinh, dù lớn tuổi hay còn trẻ, dù khó khăn hay thuận lợi, nhiều phụ nữ ở Gia Lai vẫn luôn nỗ lực vươn lên, khẳng định bản lĩnh, tài năng, đóng góp cho gia đình và cộng đồng. Họ như những đóa hoa đẹp giữa đời thường.
(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.
(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.
Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.
(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.
(GLO)- Người Jrai ở xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn giữ nghề làm gốm lâu đời. Thời gian gần đây địa phương đã mở dịch vụ trải nghiệm nghề làm gốm dành cho du khách thông qua mô hình "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông".
(GLO)-Đối với bà Kpă H’Nhing (SN 1978, buôn Ia Rniu, xã Ia Broăi, huyện Ia Pa) việc duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống không chỉ để cải thiện thu nhập cho gia đình mà đó còn là tình yêu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đoàn nghệ nhân của huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) vừa tái hiện nghi lễ cúng mừng nhà mới của người Jrai ngay tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Đây là một trong những hoạt động mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023.
(GLO)- 4 Nghệ nhân Ưu tú người Bahnar, Jrai của tỉnh Gia Lai vừa được hỗ trợ kinh phí để trao truyền văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng thế hệ kế cận. Đây là sự động viên, khuyến khích đối với những “báu vật nhân văn” trong việc cống hiến cho sự nghiệp văn hóa dân tộc.
(GLO)- 4 Nghệ nhân Ưu tú người Bahnar, Jrai của tỉnh Gia Lai vừa được hỗ trợ kinh phí để trao truyền văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng thế hệ kế cận. Đây là sự động viên, khuyến khích đối với những “báu vật nhân văn” trong việc cống hiến cho sự nghiệp văn hóa dân tộc.
(GLO)- Hàng chục em nhỏ của xã Chư Don (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) xúng xính trong bộ áo quần thể thao mới tinh tươm rồi xỏ giày ra sân bóng. Đó là thành quả của dự án “Gieo ước mơ bóng đá” phủ sóng đến những cậu bé Jrai ở Chư Don giúp các em tận hưởng ngày hè đầy sôi động và ý nghĩa.
(GLO)- Câu nói “Đàn ông đan gùi/đàn bà dệt vải” đã khẳng định 2 nghề thủ công này có từ lâu trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai. Đây là 2 nghề phụ của 2 giới trong sự phân công lao động. Việc thạo 2 nghề này là tiêu chí để đánh giá sự chăm chỉ khéo léo của người đàn ông và phụ nữ trong cộng đồng.
(GLO)- Văn hóa không có cao hơn hay thấp hơn, không có hay hơn hay dở hơn, mà chỉ có sự khác nhau. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch, được tất cả mọi người thừa nhận. Do đó, việc tổ chức thi, chấm điểm các sinh hoạt dân gian như đã diễn ra trong thời gian qua gặp những vướng mắc, bất cập cũng là điều dễ hiểu.
(GLO)- Tây Nguyên đang trong những ngày tháng 3, tháng của “trời trong xanh như suối ngàn/cho em hát múa, cho anh đánh chiêng”. Đây cũng là lúc người Tây Nguyên bước vào mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Tại huyện Chư Păh, nhiều ngôi làng Jrai đã rộn rã trống chiêng trong lễ pơ thi (bỏ mả) từ những ngày đầu mùa con ong đi lấy mật.
(GLO)- Đàn goong được ví như “cây đàn tình yêu“ của người Jrai, Bahnar khi hợp duyên cho biết bao chàng trai, cô gái. Âm nhạc từ cây đàn mộc mạc này mỗi khi vang lên đều khiến bao “nhịp tim xôn xao“, “chim rừng quên hót“.
(GLO)- Phố núi Pleiku có nhiều người trẻ đánh chiêng giỏi, biết chế tác nhạc cụ dân tộc Jrai. Họ cũng dành trọn tâm huyết cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khơi dậy tình yêu cồng chiêng cho thanh thiếu nhi.
(GLO)- Chắc hẳn nhiều người còn nhớ từng có một số biển báo, cột cây số sai sót bên đường, kiểu như “Konchro“ hoặc “Ajunpa“. Gần đây, phần lớn địa danh sai dạng “Konchro“ và “Ajunpa“ đã được viết đúng thành Kông Chro và Ayun Pa. Tuy vậy, trên một số văn bản, biển hiệu vẫn còn tình trạng danh từ viết chưa đúng.
(GLO)- Khiếm khuyết nhưng khéo léo là điều mà người làng Ghè thường nói về chị Rơ Mah Vo (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ). Nghị lực sống của người phụ nữ Jrai khuyết tật tựa như cây đa di sản của làng, trải qua bão táp mưa sa vẫn luôn vững chãi, không ngừng vươn lên.
(GLO)- Trong quan niệm của đồng bào Jrai, Bahnar, chiếc trống là nơi sinh ra thủy tổ của loài người. Trống được coi là vật thiêng, là thông điệp nối con người với trời, đất. Cho nên, gần như không một lễ hội nào của người Tây Nguyên có cồng chiêng mà lại không có trống.
(GLO)- Giành giải nhất cuộc thi “Tiếng hát đại ngàn“ toàn quốc lần thứ nhất giúp giọng ca sinh năm 1994 Ksor Sơn làm dày thêm giải thưởng trong hành trình đến với âm nhạc. Chàng trai Jrai quê Phú Thiện tự nhận mình chỉ là một con chim nhỏ, cần đi khắp đất trời xa xôi để học hỏi, trưởng thành trở về bay “trong ngàn vì sao lung linh màu thảo nguyên“ (*).
(GLO)- Những đêm lửa trại đã trở thành nét văn hóa bao đời của nhiều ngôi làng Jrai, Bahnar ở Tây Nguyên, đặc biệt là trong giao lưu văn hóa, văn nghệ, các hoạt động gắn kết cộng đồng. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động này đang dần thưa vắng.