Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Đề cao tinh thần tự học

Mỗi lần cô giáo H’Nina đăng ảnh gia đình với 4 thành viên thì đều có người nhận xét “tinh hoa hội tụ”. Bố mẹ cô H’Nina đều là giáo viên, anh trai là bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Cao Nguyên-Gia Lai. Cô giáo trẻ ý thức vai trò của công việc nên chịu khó học tập, trau dồi chuyên môn để truyền năng lượng và cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh trong mỗi giờ lên lớp.

cac-thanh-vien-trong-gia-dinh-co-giao-tre-kpa-hnina-anh-nvcc.jpg
Các thành viên trong gia đình cô giáo Kpă H’Nina. Ảnh: nhân vật cung cấp.

Khi còn là sinh viên Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Tây Nguyên, cô gái Jrai đã đạt nhiều thành tích nổi bật như: giải nhất Liên hoan tiếng hát sinh viên (năm 2018) với bài hát “Xôn xang mênh mang cao nguyên Đắk Lắk” bằng tiếng Pháp; giải nhì cuộc thi Star Award khu vực miền Trung-Tây Nguyên (năm 2020).

Thành tích học tập nổi bật cùng với những đóng góp cho các hoạt động của trường, H’Nina vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng ở tuổi 20, khi đang là sinh viên năm thứ 3. Chia sẻ khoảnh khắc đặc biệt ấy, cô giáo trẻ bày tỏ: “Cả Khoa Ngoại ngữ năm đó chỉ có 2 sinh viên được kết nạp vào Đảng. Tôi lại là người dân tộc thiểu số nên càng tự hào”.

Cô Trần Thị Nghĩa Bình-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng: “Cô Kpă H’Nina là giáo viên trẻ, chăm chút cho công việc và năng nổ với các phong trào. Cô có lối dạy tiếng Anh cuốn hút học trò, có năng khiếu hát múa, phong thái tự tin trong công việc lẫn cuộc sống nên tạo hình ảnh đẹp đối với học sinh”.

Giảng dạy môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, cô giáo trẻ tâm sự: “Tôi sống lạc quan và tự tin. Tôi muốn truyền nguồn năng lượng đó và cảm hứng học tập cho học sinh, đặc biệt là nữ sinh dân tộc thiểu số để các em có khát vọng vươn lên, mở rộng kiến thức, trau dồi kỹ năng, nhất là với môn Tiếng Anh. Bởi học tốt ngoại ngữ sẽ mở ra nhiều cơ hội trong tương lai đối với các em”.

ve-dep-cua-co-giao-tre-nguoi-jrai-kpa-hnina-anh-nvcc.jpg
Vẻ đẹp của cô giáo trẻ người Jrai Kpă H'Nina. Ảnh: NVCC

Dù đạt được ước mơ từ nhỏ nhưng cô H’Nina chưa khi nào ngừng phấn đấu để hoàn thiện bản thân. Là người Jrai dạy tiếng Anh, biết tiếng Pháp giao tiếp, nhưng cô cho rằng mình vẫn còn hạn chế với tiếng mẹ đẻ. Hàng ngày, cô vẫn học thêm tiếng nói chữ viết Jrai.

Cô H’Nina chia sẻ: “Cả gia đình tôi nếu gặp nhau sẽ giao tiếp bằng tiếng Jrai. Bố tôi luôn nói rằng, muốn giữ văn hóa phải bắt đầu từ chữ viết và tiếng nói. Bố từng tham gia một số dự án biên soạn sách giáo khoa tiếng Jrai nên trăn trở với vấn đề thế hệ trẻ Jrai mà không biết tiếng mẹ đẻ. Tôi muốn thông thạo tiếng Jrai để có thể hiểu sâu hơn về văn hóa của dân tộc mình” .

Một gia đình trí thức

Bố mẹ của cô giáo H’Nina là những trí thức người dân tộc thiểu số, thuộc thế hệ vượt qua đói nghèo để được đến trường. Trong mọi hoàn cảnh, họ luôn đề cao tinh thần tự học.

Cô H’Nina cho biết: “Cách sống của bố mẹ đã truyền cảm hứng để tôi và anh trai vươn lên, đặc biệt là tinh thần học tập suốt đời. Không chịu khó học tập sẽ rất khó phát triển bản thân. Anh trai tôi hiện vẫn đang tiếp tục học nâng cao chuyên môn”.

Nói về con gái, ông Ksor Rul-Giáo viên Trường THCS Nội trú thị xã Ayun Pa-cho biết: “Từ nhỏ, H’Nina đã có tính tự lập rất cao. Có lần bị đau, nằm cả ngày vì mệt nhưng 4 giờ sáng, H’Nina đã dậy bật đèn học bài. Không chỉ trong học tập, việc gì con cũng nỗ lực hoàn thành”.

Ông Rul kể: Con đường đến trường của ông đầy gập ghềnh, trở ngại bởi cái đói, cái nghèo. Từ nhỏ, ông luôn phải đi học với chiếc bụng đói. Buổi sáng không có gì ăn, lại phải đi bộ nhiều cây số đến trường. Đến trưa tan học lại phải đi bộ ngược lên chỗ bố mẹ làm rẫy thêm mấy cây số mới có cơm ăn.

“Bạn bè đồng trang lứa hầu như đều bỏ học giữa chừng mà theo bố mẹ đi rẫy. Khi tôi thi đậu đại học, gia đình không có tiền nên đành tạm dừng việc học”-ông Rul tâm sự.

4 năm sau, ông Rul quyết tâm thi đại học lần nữa và theo học ngành trồng trọt của Trường Đại học Tây Nguyên. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư trồng trọt, ông trở về góp sức xây dựng quê hương qua con đường giáo dục. Ông còn có thời gian dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công chức tại địa phương. Đã gần tuổi hưu, nhưng ông Rul vẫn chưa thôi trăn trở về câu chuyện giáo dục, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số.

“Tôi hy vọng sắp tới, tiếng Bahnar, Jrai có thể trở thành môn học bắt buộc dành cho học sinh của 2 dân tộc thiểu số này trong các trường nội trú. Phải giữ được tiếng nói, chữ viết thì thế hệ trẻ mới biết được văn hóa của dân tộc mình”-ông Rul nói.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.