Xã Glar giành giải nhất toàn đoàn Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, chiều 25-11, Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa gắn với lễ hội cỏ hồng và phiên chợ hàng nông sản đã bế mạc tại đồi thông xã Glar (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).

dscf9334.jpg
Bí thư Huyện ủy Đak Đoa Nguyễn Hữu Thọ trao cờ cho các đoàn giành giải nhất, nhì, ba và khuyến khích. Ảnh: MINH CHÂU

Ngày hội diễn ra từ 23 đến 25-11 với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc; giải chạy “Đồng hành cùng di sản văn hóa địa phương”; trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP địa phương, các mặt hàng nông sản đặc trưng.

Tại lễ bế mạc, ban tổ chức trao 41 giải cho 7 nội dung thi gồm: trình diễn cồng chiêng, độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca, giã gạo đôi, dân vũ, nhảy bao bố. Tổng hợp kết quả các nội dung thi, ban tổ chức trao 4 giải toàn đoàn, trong đó xã Glar giành giải nhất, thị trấn Đak Đoa giải nhì, xã Ia Pết giải ba và xã Tân Bình giải khuyến khích.

nxb-3602.jpg
Ngày hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Ảnh: BÌNH NGUYỄN

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đinh Ơng-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban tổ chức ngày hội đánh giá: thành công của Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa gắn với lễ hội cỏ hồng và phiên chợ hàng nông sản góp phần không nhỏ trong việc giới thiệu, quảng bá tới Nhân dân và du khách tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch của huyện.

img-7587.jpg
Hàng ngàn vận động viên chạy "Đồng hành cùng di sản văn hóa địa phương" tại đồi cỏ hồng và rừng thông xã Glar. Ảnh: Ban tổ chức

Ngày hội góp phần giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc, phát huy truyền thống đoàn kết của Nhân dân; qua đó nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Dấu ấn người lính Gia Lai qua nhiếp ảnh

E-magazineDấu ấn người lính Gia Lai qua nhiếp ảnh

(GLO)- Chân dung người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn mang vẻ đẹp của sự tận hiến, trở nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh Gia Lai. Nhờ đó, công chúng có cơ hội tiếp cận và hiểu hơn đời sống người chiến sĩ giữa thời bình.

Các nghệ nhân phường Cheo Reo tái hiện lễ mừng lúa mới của người Jrai tại Hội thi văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số thị xã Ayun Pa. Ảnh: Vũ Chi

Hội thi văn hóa cồng chiêng thị xã Ayun Pa: Tái hiện chân thực không gian văn hóa truyền thống

(GLO)-Với nhiều nét mới, Hội thi văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) lần thứ III năm 2024 diễn ra trong ngày 21-12 đã tái hiện không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, mang đến những trải nghiệm thú vị cho người xem.

Cổng vào Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi. Ảnh: Đức Thụy

Xây dựng Khu di tích Plei Ơi thành sản phẩm du lịch đặc thù

(GLO)- Gắn liền với truyền thuyết Hỏa Xá, Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) chứa đựng những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa. Huyện Phú Thiện đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng khu di tích thành sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.

Chuyện làng ở Hà Tây

Chuyện làng ở Hà Tây

(GLO)- Chúng tôi về thăm xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào một ngày mưa nhẹ, trời se lạnh. Tại đây, chúng tôi dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Bahnar và được nghe các già làng kể chuyện nhà rông.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.