Gia Lai: Phòng-chống sốt rét ở khu vực biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bệnh nhân mắc sốt rét đang có chiều hướng gia tăng tại các huyện ở khu vực biên giới của tỉnh như: Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông… Trung tâm Phòng-chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng (SR-KST-CT) tỉnh Gia Lai và các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm khống chế, không để bệnh sốt rét lây lan trên diện rộng.

Bác sĩ Rơ Mah Huân-Giám đốc Trung tâm Phòng-chống SR-KST-CT tỉnh, cho biết: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 210 trường hợp mắc sốt rét. Các huyện có số bệnh nhân mắc sốt rét cao gồm: Krông Pa với 54 trường hợp, Ia Grai 33 trường hợp, Đức Cơ 30 trường hợp, Chư Prông 29 trường hợp…

 

Điều trị cho bệnh nhân mắc sốt rét tại huyện Ia Grai. Ảnh: H.S
Điều trị cho bệnh nhân mắc sốt rét tại huyện Ia Grai. Ảnh: H.S

So với cùng kỳ năm 2017, số ca mắc sốt rét tăng 250%, tuy không có trường hợp tử vong nhưng việc gia tăng trường hợp mắc phải là điều rất đáng lo ngại. “Qua giám sát dịch tễ, nguyên nhân khiến số bệnh nhân sốt rét gia tăng là do năm nay mưa sớm khiến thời tiết nóng ẩm thất thường, tạo điều kiện cho muỗi sinh sản, lây lan mầm bệnh. Bệnh nhân mắc sốt rét ngoại lai cũng khá đông. Đặc biệt, số bệnh nhân mắc sốt rét tại các huyện khu vực biên giới của tỉnh gia tăng là do người dân đi rừng ngủ rẫy mà không mắc màn, hoặc nhiễm bệnh do qua lại Campuchia thăm người nhà và đi làm thuê”-bác sĩ Rơ Mah Huân chia sẻ.

Trước tình trạng trên, Trung tâm Phòng-chống SR-KST-CT tỉnh và các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm khống chế, không để bệnh sốt rét lây lan trên diện rộng. “Đến nay, Trung ương chưa cấp kinh phí cho việc này nên hoạt động của Trung tâm gặp nhiều khó khăn. Trước mắt, các hoạt động phòng-chống sốt rét chủ yếu là giám sát dịch tễ và truyền thông. Trung tâm đã lập kế hoạch chi tiết và gửi nhiều văn bản đến 17 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố cảnh báo nguy cơ xảy ra dịch sốt rét để tăng cường phòng-chống. Đồng thời, cử cán bộ của Trung tâm trực tiếp xuống giám sát dịch tễ tại các thôn, làng; tổ chức giao ban nắm bắt tình hình với các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và tập huấn công tác phòng-chống. Cùng với đó là vận động người dân khi có các biểu hiện mắc sốt rét cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời, tránh biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng”-bác sĩ Huân cho biết thêm.

Huyện biên giới Ia Grai đã xảy ra 33 trường hợp mắc sốt rét. Bệnh nhân mắc sốt rét tập trung tại các xã biên giới như: Ia O, Ia Krai và Ia Tô. Theo bác sĩ Lý Tiến Thành-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, đơn vị đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc sốt rét trên địa bàn, trong đó, chú trọng công tác dự phòng. “Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo Ban Y tế Dự phòng phối hợp với các trạm y tế xã đẩy mạnh các hoạt động giám sát dịch tễ. Trung tâm cũng tập trung tuyên truyền, vận động người dân áp dụng biện pháp tự phòng tránh sốt rét như dọn vệ sinh môi trường và ngủ màn hoặc võng có màn”-bác sĩ Thành nói.

Với huyện Chư Prông, địa phương có 29 bệnh nhân mắc sốt rét tập trung tại các xã biên giới như Ia Púch, Ia Mơr, Ia Piơr, tình trạng người dân đi làm rẫy, đi rừng còn phổ biến nên số trường hợp mắc sốt rét còn cao. “Trung tâm Y tế huyện đang tích cực phối hợp với các dự án phòng-chống sốt rét (Quỹ Phòng-chống sốt rét toàn cầu, dự án RAI…)  triển khai các hoạt động nhằm khống chế số trường hợp mắc sốt rét. Mới đây, chúng tôi đã cấp một số lượng lớn test nhanh chẩn đoán sốt rét cho các trạm y tế. Thời gian tới, khi được cấp hóa chất, chúng tôi sẽ tổ chức tẩm màn và phun thuốc để phòng-chống sốt rét”-bác sĩ Võ Hoài Long-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chư Prông, cho hay.

Hoành Sơn

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.