Gia Lai: Phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 17-4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh tổ chức lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (thị trấn Phú Hòa).

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nhận định: Mỗi cuốn sách hay không chỉ chứa đựng kho tàng tri thức, tinh hoa mà còn mở ra cánh cửa hướng tới những giá trị Chân-Thiện-Mỹ. Phát triển văn hóa đọc là cách để lĩnh hội tri thức và nuôi dưỡng tâm hồn, giúp mỗi người khai mở cho mình một chân trời mới.

Để văn hóa đọc thực sự đi vào cuộc sống, đồng hành và phát triển rộng rãi trong xã hội, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông mong muốn các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao nhận thức về văn hóa đọc; huy động sự tham gia của người dân và mọi nguồn lực xã hội để Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4) trở thành ngày hội của cộng đồng; lan tỏa những hiệu ứng tích cực, xây dựng một xã hội học tập góp phần phát triển văn hóa con người, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó tổ chức các đợt vận động, quyên góp sách để ủng hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi trong buổi đọc sách tự chọn. Ảnh: Lam Nguyên

Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi trong buổi đọc sách tự chọn. Ảnh: Lam Nguyên

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cũng mong muốn mỗi cá nhân xây dựng cho mình thói quen đọc sách, lựa chọn đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân; có phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất để đọc sách; giới thiệu những cuốn sách hay đến với người thân, bạn bè để chung tay xây dựng một xã hội học tập, tiến bộ và phát triển. “Hãy biến việc đọc sách trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta”-bà Hương phát động.

Tiếp đó, học sinh nhà trường đã lan tỏa văn hóa đọc thông qua phần giới thiệu cuốn sách “Yêu những điều không hoàn hảo” của tác giả Hae Min (Hàn Quốc); tham dự trò chơi “Đố vui có thưởng” với các câu hỏi về sách, báo; tham quan khu vực trưng bày sách, đọc sách tự chọn.

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai (bìa phải) tặng quà khuyến đọc cho Thư viện Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Ảnh: Lam Nguyên

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai (bìa phải) tặng quà khuyến đọc cho Thư viện Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Ảnh: Lam Nguyên

Tại buổi lễ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh đã trao 4 phần quà khuyến đọc cho Thư viện Trường THPT Mạc Đĩnh Chi.

Công ty cổ phần Trường Xuân trao tặng 20 phần quà (mỗi phần quà 300 ngàn đồng) cho các em học sinh vượt khó học giỏi của nhà trường nhằm khích lệ tình yêu với sách và tinh thần ham học hỏi.

Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

(GLO)- Sáng 28-3, tại huyện Phú Thiện, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Lên núi săn cua đá

Lên núi săn cua đá

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.