Gia Lai: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch số 755/KH-UBND về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4) năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 17-4 tại một trường học trên địa bàn huyện Chư Păh. Cùng với đó là các hoạt động trưng bày, giới thiệu các loại sách phù hợp với đối tượng học sinh; tặng quà cho các học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Một chương trình ra mắt sách do Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Ảnh: Lam Nguyên

Một chương trình ra mắt sách do Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Ảnh: Lam Nguyên

Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Gia Lai còn có một số hoạt động thiết thực gồm: Quyên góp sách tặng các trường học khó khăn, vùng sâu, vùng xa, thời gian thực hiện trước ngày 5-9-2024; tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu sách với các nội dung, chủ đề, lĩnh vực phù hợp với mọi đối tượng, tầng lớp Nhân dân tại địa phương như: Văn hóa, chính trị-xã hội, khoa học kỹ thuật, kinh tế, du lịch...

Ngoài ra, các cơ sở phát hành xuất bản phẩm cũng tổ chức tuần lễ sách, tháng phát hành sách trọng tâm nhằm tri ân khách hàng; tổ chức các kênh phát hành trực tuyến kết hợp với các nền tảng công nghệ, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sách; trưng bày và bán sách với giá ưu đãi trong thời gian diễn ra Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam...

Các hoạt động trên được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Đồng thời tôn vinh người đọc, người sáng tác; người lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho sự phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Lộc của ngày mưa

Lộc của ngày mưa

(GLO)- Sau cơn mưa, tôi tranh thủ ra vườn cuốc dọn đám cỏ dại đang mọc tốt um. Bất ngờ phát hiện trong vườn có ổ nấm mối, tôi mừng rỡ chụp ngay vài tấm ảnh để khoe với cả nhà.
Mo cau ngày cũ

Mo cau ngày cũ

(GLO)- “Nửa đêm nghe tiếng tàu cau rụng/Trở mình nội phẩy chiếc quạt mo/Đêm hè tôi ngủ tròn giấc mộng/Thương nhớ mo cau đã cũ càng”. Đọc những câu thơ của bạn, tôi rưng rưng nhớ về chiếc mo cau một thời ở quê nhà.
Lời ru của mẹ

Lời ru của mẹ

(GLO)- Dù đang rất mệt, nhưng khi được nghe tiếng mẹ hát ru cháu ngủ, ký ức những ngày tháng tuổi thơ của tôi cứ thế ùa về, thân thương đến lạ.
Hiểu sử một cách đơn giản với cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh"

Hiểu sử một cách đơn giản với cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh"

(GLO)- “Lược sử nước Việt bằng tranh” không phải cuốn sách đầu tiên tóm tắt lịch sử nhưng lại đón nhận nhiều phản hồi tích cực từ các độc giả trẻ trong thời gian gần đây. Việc thay đổi cách thể hiện ấn phẩm và cách tiếp cận độc giả đã giúp lịch sử không còn là những cột mốc khô khan.
Nhớ chiếc võng gai

Nhớ chiếc võng gai

(GLO)- Trời nóng, điện lại bị cúp. Tôi lôi cái võng ra ngoài sân nằm cho đỡ oi bức, ngột ngạt. Tiếng sột soạt đều đều theo nhịp đu đưa của cánh võng làm tôi nhớ đến chiếc võng gai ngày ấy.