Gia Lai: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại “Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ ngày 20-10 đến 22-10, Bảo tàng tỉnh Gia Lai sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan và Bảo tàng một số tỉnh, thành tổ chức chương trình “Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023”.

Chương trình nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai; tăng cường giao lưu giữa các địa phương trong trưng bày, trình diễn, quảng bá về di sản văn hóa, du lịch.

Nghệ thuật rối nước cổ truyền thu hút đông đảo khán giả nhỏ tuổi tại một hoạt động văn hóa tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghệ thuật rối nước cổ truyền thu hút đông đảo khán giả nhỏ tuổi tại một hoạt động văn hóa tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Theo đó, Ngày hội sẽ diễn ra tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai với các chương trình trình diễn văn hóa-nghệ thuật dân gian như: trống, đờn ca tài tử, cồng chiêng, khèn, sáo, múa xòe, múa sạp, đàn tính, hát then, rối nước…

Du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động đan lát, dệt thổ cẩm, mặc trang phục truyền thống các dân tộc, múa khèn, đánh quay, ném còn, nhảy sạp, nặn tò he…tại khu vực của các đoàn nghệ nhân; thưởng thức nghệ thuật trà đạo, thư pháp, bút lửa; tham gia các trò chơi dân gian và các gian hàng ẩm thực truyền thống.

Du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm các hoạt động văn hóa như đan lát, dệt thổ cẩm tại Ngày hội. Ảnh: Lam Nguyên

Du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm các hoạt động văn hóa như đan lát, dệt thổ cẩm tại Ngày hội. Ảnh: Lam Nguyên

Ngoài ra, trong chương trình còn có 3 triển lãm tổ chức cùng lúc gồm “Không gian Di sản văn hóa TP.Hồ Chí Minh” do Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh thực hiện; triển lãm mỹ thuật “Về miền đất đỏ” của nhóm nữ họa sĩ Gia Lai và triển lãm tem của Hội Tem Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Lên núi săn cua đá

Lên núi săn cua đá

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian.