Gia Lai: Nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với công nghệ thông tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo nhận định của bà Trần Thị Bích Thủy-Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai), việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh vẫn rất hạn chế, mới dừng lại ở mức cơ bản, nhỏ lẻ, thiếu tính tổng thể.

Việc ứng dụng CNTT của các DN vẫn còn rất hạn chế (ảnh minh họa).
Việc ứng dụng CNTT của các DN vẫn còn rất hạn chế (ảnh minh họa).

Việc đầu tư chủ yếu là mua sắm máy vi tính, kết nối mạng internet, cài đặt một số phần mềm cơ bản để soạn thảo văn bản, kế toán (phần lớn là phần mềm kế toán MISA), thư điện tử miễn phí như Gmail, Yahoo… Trong khi đó, ít DN sử dụng các ứng dụng về quản trị, quản lý hoạt động, sản xuất và kinh doanh, chia sẻ thông tin, lưu trữ dự phòng, bảo mật... Lý do là vì DN trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hầu hết cũng chưa có lao động phụ trách CNTT.

Đối với việc xây dựng trang thông tin điện tử (website), các DN bước đầu cũng chỉ quan tâm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiềm năng, thế mạnh… Dù vậy, thông tin trên các website của DN vẫn còn nghèo nàn, ít cập nhật, chưa tổ chức mua bán trực tuyến qua mạng. Tính đến giữa năm 2016, toàn tỉnh chỉ có 450 website của DN, chiếm tỷ lệ gần 14% trong tổng số DN trên địa bàn tỉnh. Tuy tỉnh có sàn giao dịch điện tử (http://thuongmaigialai.vn do Sở Công thương quản lý), nhưng sàn này chỉ giới thiệu sản phẩm, chưa có chức năng mua bán, đặt hàng, thanh toán qua mạng theo đúng nghĩa sàn giao dịch điện tử. Số DN chấp nhận thẻ thanh toán cũng rất thấp và chưa được quan tâm. Việc trao đổi, giao dịch giữa DN và người tiêu dùng qua các trang web và qua thư điện tử cũng rất hạn chế.

Giao dịch điện tử giữa các DN trong tỉnh cũng tương tự, chủ yếu phát triển ở lĩnh vực thuế, ngân hàng, bảo hiểm và việc trao đổi thông tin qua mạng, email giữa các DN cũng rất ít. Theo ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN tỉnh, qua khảo sát 421 DN trên địa bàn tỉnh thì chỉ có 45% DN có địa chỉ email. Việc các DN ứng dụng CNTT để giao dịch với chính quyền càng hạn chế. Hiện nay, chính quyền đang tích cực khắc phục tồn tại này và đã có một số kết quả cụ thể như đã xây dựng hệ thống “một cửa điện tử” ở tất cả các sở, ngành và UBND cấp huyện và đang xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chỉ đạo các cấp, các ngành cập nhật lên website các thông tin mà DN quan tâm như: quy hoạch, kế hoạch, bảng giá đất, thông tin các dự án, thông tin về kêu gọi đầu tư, các lợi thế cạnh tranh, mua sắm công...

Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong việc thực thi các chiến lược kinh doanh, hình thành mô hình DN điện tử, thương mại điện tử. Hiện nay, ở nhiều nước, việc mua hàng qua mạng đã chiếm hơn 80% tổng số các giao dịch mua bán; quảng cáo qua mạng cũng là xu thế để tiết kiệm chi phí và mở rộng toàn cầu. Trong khi đó, tại Gia Lai, mục tiêu đến năm 2020 là 100% giao dịch giữa cơ quan nhà nước với DN và công dân được thực hiện trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của tỉnh và bộ phận “một cửa điện tử”. Do vậy, việc cần làm ngay là nâng cấp, phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh. Các DN cũng phải đầu tư đúng mức để ứng dụng CNTT vào hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành quản lý DN.

“Riêng ngành Thông tin và Truyền thông sẽ tham gia hỗ trợ khảo sát, tư vấn để DN có hướng đầu tư CNTT tiết kiệm và hiệu quả, hỗ trợ ứng cứu sự cố an toàn, an ninh thông tin; xây dựng hệ thống hỗ trợ DN như cung ứng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, các hệ thống “một cửa điện tử”. Doanh nghiệp có thể phối hợp với Sở Công thương để được hỗ trợ về pháp lý, hồ sơ trong việc xây dựng các sàn giao dịch điện tử, các website, mạng xã hội, mua bán qua mạng. Sở cũng sẽ tích cực tham mưu xây dựng chính quyền điện tử với mục tiêu minh bạch thông tin, phục vụ ngày càng tốt hơn DN và công dân, phòng-chống tham nhũng và các hành vi nhũng nhiễu khác”-Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông cho biết.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này