Gia Lai nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Kể từ khi chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày càng đạt hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các HTX đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm chỉ đạo, có thêm cơ chế chính sách hỗ trợ.
Nỗ lực đổi mới hoạt động
Hiện nay, toàn tỉnh Gia Lai có 195 HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trong đó có 141 HTX nông nghiệp, 10 HTX công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, 25 HTX giao thông-vận tải, 8 HTX xây dựng, 5 HTX thương mại và 6 Quỹ tín dụng nhân dân. Tổng số thành viên HTX là 16.473 người. Tổng vốn điều lệ của các HTX hơn 389 tỷ đồng; doanh thu đạt gần 102 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 3 tỷ đồng/năm. Hoạt động của HTX đã giải quyết việc làm cho 1.710 lao động tại địa phương.
Ông Nguyễn Văn Tiếp-Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh-cho biết: “Mô hình HTX kiểu mới đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về kinh tế hợp tác, là chỗ dựa cho thành viên tham gia. Từ đó, giúp các thành viên từng bước ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất; thực hiện việc liên doanh, liên kết cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra ổn định cho các thành viên, tránh được sự ép giá của tư thương”.
Các thành viên HTX Dịch vụ-Nông nghiệp An Bình (thị xã An khê) sản xuất rau giống an toàn. Ảnh V.T
Các thành viên HTX Dịch vụ-Nông nghiệp An Bình (thị xã An khê) sản xuất rau giống an toàn. Ảnh V.T
Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, các HTX tiếp tục phát huy vai trò cầu nối giữa chính quyền địa phương với bà con nông dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư ở địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Qua đó, các HTX đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Các HTX cũng đã từng bước khắc phục những tồn tại, yếu kém trong tổ chức, quản lý và hoạt động; huy động thêm được vốn góp của thành viên. Nhiều HTX đã tổ chức thêm ngành nghề mới, đẩy mạnh liên doanh, liên kết; có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, rõ ràng, đáp ứng nhu cầu thực tế.       
Ông Trần Khánh Hòa-Giám đốc HTX An Phú 2 (TP. Pleiku) cho biết: Hợp tác xã được thành lập từ khá lâu nhưng hiệu quả chỉ được nâng lên từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật HTX năm 2012 (tháng 7-2016). Từ đó đến nay, HTX đã xóa bỏ tư duy hoạt động kiểu cũ, từng bước phát huy được nội lực, hợp tác, tương trợ nhau cùng phát triển. Hợp tác xã cũng tích cực tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm, đảm bảo lợi ích kinh tế cho thành viên nên thu hút được nhiều thành viên mới tham gia.
Tuy nhiên, bên cạnh những HTX hoạt động có hiệu quả, trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số HTX hoạt động mang tính hình thức. Hiện toàn tỉnh vẫn còn 25 HTX chưa chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Nhiều HTX thiếu nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nhưng không có tài sản thế chấp và chưa xây dựng được phương án kinh doanh hiệu quả để vay vốn hoặc huy động vốn của thành viên. Việc xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhiều HTX còn hạn chế, chưa đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp, đại lý trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Văn Tiếp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chính sách hỗ trợ đối với HTX còn chậm thực thi và chưa sát với thực tế, như: chính sách về đất đai, thuế, tín dụng… Số HTX sau khi chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012 thì đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn vừa thiếu vừa yếu, chưa được đào tạo sâu để thích nghi kịp với nền kinh tế thị trường.
Cần thay đổi tư duy về  hợp tác xã

Tại Hội nghị phổ biến Luật HTX năm 2012 và các chủ trương, chính sách về phát triển HTX tổ chức vào ngày 11-12, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang nhấn mạnh: Đã 5 năm thực hiện Luật HTX năm 2012 nhưng công tác chỉ đạo cũng như hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn còn chưa cao, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém mà trong đó có rất nhiều nguyên nhân. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các ngành, địa phương phải tự nhận thấy những mặt hạn chế để nêu cao tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát triển HTX.


Theo TS. Trần Minh Hải-Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Kinh tế Hợp tác (Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp-PTNT II, Bộ Nông nghiệp và PTNT), một HTX thành công là HTX phải đa mục tiêu hoạt động trên nhiều dịch vụ; thành viên HTX phải đa dạng, không chỉ có nông dân mà phải vận động cán bộ, công chức, viên chức, tiểu thương tham gia; vốn góp không cần nhiều để thu hút thành viên tham gia. Đặc biệt, để hoạt động HTX phát triển cần nâng cao vai trò của các cấp chính quyền địa phương; cần thay đổi quan điểm, tư duy về HTX, không nên chạy theo hình thức. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ cụ thể cho HTX về vốn vay, đào tạo nhân lực…
Chia sẻ kinh nghiệm khi xây dựng HTX Dịch vụ-Nông nghiệp An Bình với mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã An Khê-cho biết: “Khó khăn của ngành nông nghiệp địa phương là chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với HTX, chưa xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Trước yêu cầu đó, từ năm 2016, thị xã đã xây dựng thành công mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, đến năm 2017 bắt đầu phát triển HTX với mong muốn có được chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hiện mô hình này đã mở rộng lên 22 ha với 31 chủng loại rau. Từ 21 thành viên ban đầu với vốn góp 84 triệu đồng, đến nay, HTX Dịch vụ-Nông nghiệp An Bình đã có 109 thành viên với vốn góp 233 triệu đồng”.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, để có một HTX hoạt động đúng theo mục tiêu chia sẻ lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội là cả một quá trình vận động, tuyên truyền sao cho người dân hiểu được lợi ích đúng nghĩa của HTX mang lại. Đồng thời, phải có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thành lập các tổ công tác đến địa bàn khảo sát, bàn bạc với tinh thần phát huy nội lực cộng đồng do người dân làm chủ. Trên cơ sở đó, xem xét thành lập, hỗ trợ và đào tạo nhân lực để HTX có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, thu hút được cộng đồng tham gia.
Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null