Gia Lai: Kế hoạch đảm bảo y tế theo từng mức độ dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 9-11, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1747/KH-UBND về đảm bảo công tác y tế trong phòng-chống dịch Covid-19 theo từng mức độ dịch.

Kế hoạch phân loại mức độ dịch gồm: mức độ thấp (có trường hợp bệnh xâm nhập đến dưới 500 trường hợp mắc Covid-19 trong tỉnh); mức độ trung bình (số lượng ca dương tính từ 500 đến dưới 2.000 trường hợp); dịch bệnh lan rộng ở mức độ cao (khi có từ 2.000 người mắc Covid-19 trở lên trong khoảng 28 ngày liên tiếp, áp dụng biện pháp theo cấp độ 4 của Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12-10-2021 của Bộ Y tế, các biện pháp tương đương hoặc cao hơn nhưng hiệu quả khả quan).

Học viên trường quân sự Quân khu 5 hỗ trợ TP. Pleiku lấy mẫu test nhanh SARS-Cov-2 tại làng Khưn (phường Trà Bá, TP. Pleiku). Ảnh: Kiều Phan
Học viên Trường Quân sự Quân khu 5 hỗ trợ TP. Pleiku lấy mẫu test nhanh SARS-Cov-2 tại làng Khưn (phường Trà Bá, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính


Trên cơ sở đó, tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu ứng phó đối với tình huống ở mức độ thấp và trung bình là tập trung các nguồn lực để triển khai các biện pháp kiểm soát yếu tố dịch tễ trong cộng đồng, bảo vệ “vùng xanh”, áp dụng các biện pháp phù hợp theo tình huống dịch bệnh; đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc y tế trong vùng phong tỏa; ban đầu thiết lập và vận hành cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 và bệnh viện tuyến cuối của tỉnh theo nguyên tắc có trọng điểm, không dàn trải, khi số lượng ca mắc Covid-19 tăng lên thì thực hiện theo Phân tầng điều trị để đảm bảo công tác thu dung và điều trị, không để lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế và không để lây lan ra cộng đồng. Tập trung phòng-chống dịch hiệu quả, thích ứng an toàn, linh hoạt nhằm bảo đảm thực hiện tốt “mục tiêu kép”. Nâng cao năng lực ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng phù hợp, hiệu quả trong tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp với số ca mắc ngày càng tăng nhanh trong thời gian ngắn. Đảm bảo khung quản lý vận hành cho từng cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 theo phân tầng điều trị, cơ số thuốc, trang-thiết bị, vật tư, hóa chất, phương tiện, trang phục phòng hộ... Nhanh chóng tăng độ bao phủ vắc xin phòng Covid-19, sớm đạt trên 70% dân số tỉnh Gia Lai được tiêm vắc xin phòng Covid-19 để tạo miễn dịch cộng đồng.

Mục tiêu của tình huống mức độ cao là chuyển đổi biện pháp đáp ứng sang kiểm soát dịch bệnh tại chỗ, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, tập trung nguồn lực y tế cho công tác hồi sức cấp cứu, chăm sóc điều trị bệnh nhân mức độ trung bình và nặng tại các bệnh viện, mở rộng tối đa hệ thống hỗ trợ y tế của địa phương giúp người dân sớm tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế theo phương châm 4 tại chỗ; áp dụng phương án sử dụng oxy hiệu quả nhằm kiểm soát và giảm thiểu ca nặng, giảm tối đa tỷ lệ tử vong; đồng thời tăng cường thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị các bệnh nhân thông thường theo phân vùng điều trị và theo phân tuyến điều trị. Thực hiện triệt để các biện pháp ngăn chặn, phát hiện sớm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, khoanh vùng, phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất, nhanh hơn tốc độ lây lan dịch với mục tiêu sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết. Tăng cường xét nhiệm và tiêm vắc xin phòng Covid-19 để giữ vững, mở rộng “vùng xanh”, nhất là các nơi trọng điểm gắn liền với đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, mở rộng các gói an sinh, tập trung nguồn lực hỗ trợ các địa phương thiệt hại nặng nề do dịch bệnh Covid-19 để đạt hiệu quả phòng-chống dịch.

Trên cơ sở xác định mục tiêu, Kế hoạch đề ra các biện pháp đảm bảo công tác y tế trong phòng-chống dịch Covid-19 đối với mức độ thấp, mức độ trung bình và tình huống dịch lan rộng ở mức độ cao. Trong đó, cụ thể hóa các biện pháp về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; truyền thông; ngăn chặn nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào; giám sát, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng dập dịch; cách ly điều trị; tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; hậu cần. Đặc biệt, triển khai phương án chăm sóc y tế khi dịch lan rộng trong cộng đồng và các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, cơ sở cách ly tập trung quá tải…

 

KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.