Gia Lai huy động nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 1103/KH-UBND về phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Kế hoạch được triển khai trên cơ sở phát huy tối đa sự tham gia của người dân, cộng đồng và các thành phần kinh doanh du lịch, dịch vụ; do cộng đồng bản địa quản lý, khai thác và hưởng lợi dưới sự hướng dẫn về chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, chuyên gia, đơn vị tư vấn. Đồng thời, phải gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, môi trường tự nhiên và phải dựa trên các sản phẩm du lịch để tạo ra giá trị kinh tế.

Các thành viên của mô hình du lịch cộng đồng Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai) trong 1 buổi chia sẻ cách thức phục vụ du khách. Ảnh: Hoàng Ngọc
Các thành viên của mô hình du lịch cộng đồng Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai) trong 1 buổi chia sẻ cách thức phục vụ du khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Theo đó, nội dung kế hoạch bao gồm: xác định nguồn lực, mô hình, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển DLCĐ; phát triển mô hình, điểm du lịch nông thôn bền vững, trong đó, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đối với các điểm du lịch đang khai thác nhưng chưa hoàn thiện dịch vụ, đồng thời xây dựng dự án, đề án đề xuất cho các mô hình DLCĐ đảm bảo các nguồn lực để phát triển.

Bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao năng lực cho lao động kinh doanh DLCĐ; triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá, giới thiệu; ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển DLCĐ.

Được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, kế hoạch yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể địa phương có trách nhiệm phối hợp thực hiện. Trong đó, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch là đầu mối chủ trì; xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch theo từng năm, giai đoạn và đến năm 2030; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các địa phương, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ đề ra.

Làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) là mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên trong tỉnh được xây dựng từ một dự án hỗ trợ, kết nối hướng đến phát triển bền vững. Ảnh: Hoàng Ngọc

Làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) là mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên trong tỉnh được xây dựng từ một dự án hỗ trợ, kết nối hướng đến phát triển bền vững. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cùng với đó, UBND tỉnh giao Hiệp hội du lịch tỉnh làm cầu nối kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh; phối hợp tuyên truyền, vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư tham gia phát triển DLCĐ.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đề nghị các hội, đoàn thể, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tích cực vận động, khuyến khích đoàn viên, hội viên tham gia mô hình DLCĐ tại địa phương; tham gia thành viên các Hợp tác xã, Tổ hợp tác góp phần sản xuất, tiêu thụ nông sản tại chỗ; phát động mỗi đoàn viên, hội viên tại địa phương là sẽ một hướng dẫn viên du lịch tại các điểm di tích, văn hóa lịch sử, các điểm DLCĐ…

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Cù Lao Xanh

Bình yên Cù Lao Xanh

(GLO)- Xã Nhơn Châu, hay như dân gian quen gọi Cù Lao Xanh, là một trong những hòn đảo vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, nằm cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 24 km về phía Đông.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Đa dạng tour hè

Đa dạng tour hè

Với bờ biển trải dài, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, ẩm thực đa dạng, phong phú, Bình Định đã trở thành điểm đến lý tưởng thu hút khách đến trong mùa hè. Để khách hàng dễ dàng tìm thấy lựa chọn phù hợp khi đến với “thiên đường biển”, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã làm mới, đa dạng sản phẩm, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
null