Gia Lai: Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 764/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 100% huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) của tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ từ mức độ 1 trở lên, trong đó có 15/17 huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; phấn đấu 70% các huyện hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo; 100% huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học từ mức độ 2 trở lên (trong đó có 10/17 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3); 100% huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ mức độ 1 trở lên, phấn đấu có 15/17 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ mức độ 2 trở lên (trong đó 1/17 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3).

 Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 70% các huyện hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Mộc Trà
Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 70% các huyện hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Mộc Trà


Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân, toàn tỉnh phấn đấu có 50% số người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin; 50% số người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống; 50% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật (trong đó có 12% dân số có trình độ đại học trở lên).

Ngoài ra, phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 60% cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số; 70% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục. Phấn đấu 40% công dân đạt danh hiệu công dân học tập và 25% huyện được công nhận danh hiệu huyện học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Kế hoạch cũng đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030, phấn đấu bảo đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo; góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Tại kế hoạch này, UBND tỉnh cũng đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp như: tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời; đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng; tổ chức các phong trào, cuộc vận động để thúc đẩy học tập suốt đời; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và phát triển công nghệ đào tạo mở và từ xa; tổ chức kiểm tra, giám sát… Đồng thời, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành và địa phương liên quan để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án.

 

MỘC TRÀ
 

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.