Gia Lai đẩy mạnh truyền thông phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào thiểu số và miền núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS-MN) giai đoạn 2021-2025. 

Theo đó, đối tượng truyền thông là người dân vùng đồng bào DTTS-MN trong tỉnh; cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ tỉnh đến huyện, xã nói riêng và trong hệ thống chính trị nói chung; các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ liên quan đến Đề án tổng thể và Chương trình MTQG; hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã, người dân liên quan đến triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ về Đề án tổng thể và Chương trình MTQG tại địa phương; các cơ quan, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong vùng đồng bào DTTS-MN; các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Đề án tổng thể và Chương trình MTQG. 

Gia Lai tăng cường công tác truyền thông về Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: Đức Thụy
Gia Lai tăng cường công tác truyền thông về Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: Đức Thụy

Nội dung truyền thông, tuyên truyền tập trung vào những mục tiêu nhiệm vụ, nội dung, giải pháp của Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu và các nội dung liên quan. Trong đó, trọng tâm là công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai; kết quả, hiệu quả trong việc triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc, nhấn mạnh ý nghĩa tầm quan trọng về việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào DTTS-MN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 

Đồng thời, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các mô hình điển hình, tiên tiến, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín đối với sự phát triển của vùng đồng bào DTTS nói chung và trong việc tiên phong, gương mẫu, đi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu nói riêng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh, các chính sách thu hút đầu tư phát triển vùng DTTS-MN của các địa phương. Những giá trị đặc sắc, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Phổ biến kiến thức pháp luật, hướng dẫn áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến, các kinh nghiệm phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo vào cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển, sử dụng nguồn nhân lực ở vùng đồng bào DTTS. 

Bên cạnh đó, tuyên truyền các hoạt động thông tin đối ngoại thuộc lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; thể hiện tính nhất quán, xuyên suốt, ưu việt trên tất cả các lĩnh vực nhằm bảo vệ chủ quyền an ninh, biên giới quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; các hoạt động và hiệu quả chính sách ngoại giao nhân dân, thúc đẩy sự phát triển KT-XH, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống dọc các tuyến biên giới; quảng bá hình ảnh cộng đồng các dân tộc tỉnh Gia Lai, những thành tựu về công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS với các tỉnh và bạn bè quốc tế. Phát huy truyền thống tốt đẹp, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chống lại các luận điệu lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam của các thế lực thù địch trong âm mưu diễn biến hòa bình, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước. Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tiếng nói của đồng bào các dân tộc với cấp ủy, chính quyền địa phương và Trung ương; những tồn tại, hạn chế, bất cập, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách trong quá trình triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu nói riêng và các nội dung liên quan nói chung.

Hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin; tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông; xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đặc san, chuyên san, chuyên đề và các loại hình phù hợp khác; xây dựng, biên soạn và phát hành một số sản phẩm thông tin về Đề án; tổ chức các cuộc thi viết trên báo, tạp chí, các hội thi, hội nghị biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến; xây dựng các mô hình, loại hình truyền thông, tuyên truyền mang tính đặc thù, phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS ở các vùng miền; xây dựng các cụm pano, áp phích, tuyên truyền cổ động trực quan…

Kế hoạch cũng đặt ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền về Chương trình.

PHƯƠNG VI

 

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.