Gia Lai có hơn 227.170 ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn để xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 8-7, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam về sản xuất theo tiêu chuẩn để xuất khẩu nông sản.

Ông Nguyễn Nam Hải-Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Lê Nam
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Lê Nam

Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai; Hiệp hội cà phê Ca cao Việt Nam; Công ty cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (CAFECONTROL), Công ty TNHH một thành viên Thùy Dung, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai, hiện tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh ước đạt 557.685 ha. Trong đó, diện tích cây hàng năm 311.571 ha, cây công nghiệp dài ngày 222.780 ha, cây ăn quả 21.375 ha, cây dược liệu 1.958 ha. Cà phê được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh với gần 98 ngàn ha, trong đó có trên 36.620 ha đạt các tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance. Ngoài ra, toàn tỉnh có khoảng 190.556 ha cây trồng các loại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance. Gia Lai phấn đấu trong giai đoạn 2022-2025, diện tích cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn được chứng nhận tăng khoảng 5 ngàn ha/năm, giai đoạn 2025-2030 tăng khoảng 7-8 ngàn ha/năm. Toàn tỉnh có 55 mã số vùng trồng và 21 cơ sở đóng gói (6 mã số vùng trồng xoài, 9 mã số vùng trồng dưa hấu, 8 mã số vùng trồng thanh long, 10 mã số vùng trồng mít, 18 mã số vùng trồng chuối). Dự kiến đến cuối năm 2022, Gia Lai sẽ có khoảng 100 mã vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng quy định của các nước nhập khẩu.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam Nguyễn Nam Hải cho rằng, tỉnh Gia Lai có tiềm năng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp với trên 500 ngàn ha cây trồng các loại, trong đó thế mạnh là cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây cà phê. “Hy vọng với điều kiện rất thuận lợi, Gia Lai tiếp tục hướng đến nền sản xuất theo hướng phát triển bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phù hợp với thị hiếu của thị trường các nước, nhất là các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Để giải quyết bài toán nâng cao chất lượng sản xuất nông sản của tỉnh Gia Lai nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng, lựa chọn duy nhất vẫn là áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, Organic, Rainforest Alliance…”-Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam nhấn mạnh.


Theo ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Tỉnh Gia Lai cũng đã xác định rõ, nông nghiệp cần phải chuyển hướng theo sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và chuỗi liên kết các ngành hàng. Sản xuất nông nghiệp phải thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ tưới nước tiên tiến, tiết kiệm nước; ứng phó với các loại dịch bệnh; ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó tập trung chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng khu vực. Đẩy mạnh sản xuất theo các tiêu chuẩn, có xuất xứ nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Ngoài thị trường truyền thống, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cũng cần mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, thị trường tiềm năng.
 

LÊ NAM   

 

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.