Gia Lai có 55 sản phẩm dược liệu được chứng nhận OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, tỉnh Gia Lai có 55 sản phẩm dược liệu được chứng nhận OCOP, trong đó 9 sản phẩm 4 sao, 46 sản phẩm 3 sao.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 55 sản phẩm dược liệu được chứng nhận OCOP. Ảnh: Mai Ka

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 55 sản phẩm dược liệu được chứng nhận OCOP. Ảnh: Mai Ka

Những năm gần đây, tỉnh đã thu hút một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dược liệu trên địa bàn và bước đầu đã có sự đầu tư liên kết phát triển vùng nguyên liệu dược liệu ứng dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt (GAP). Các địa phương cũng đang từng bước triển khai thực hiện liên kết sản xuất các loại cây dược liệu giữa một số hợp tác xã, hộ gia đình và doanh nghiệp. Toàn tỉnh có gần 7.800 ha cây dược liệu các loại.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 cơ sở chế biến dược liệu gồm: Công ty TNHH Phát triển khoa học quốc tế Trường Sinh; Công ty cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai đầu tư nhà máy chế biến tại Khu Công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku); Nhà máy dược liệu tại Cụm Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp huyện Chư Păh; Nhà máy chiết xuất tinh chất hoa hòe, dược liệu tại Cụm Công nghiệp An Khê, thị xã An Khê.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình chế biến dược liệu, các sản phẩm dược liệu được chứng nhận là sản phẩm OCOP.

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null