Gia Lai: Chuẩn bị hội thảo khoa học quốc tế về khảo cổ học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 20-3, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè hai mặt ở châu Á”. 
Dự họp có Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối-quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và thị xã An Khê. Đồng chí Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
 Ảnh: Hoàng Ngọc
Ảnh: Hoàng Ngọc
Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch và thị xã An Khê đã báo cáo công tác chuẩn bị hội thảo. Đến thời điểm hiện tại, Viện Khảo cổ học đã thông tin nội dung tóm tắt 17 tham luận của đại biểu quốc tế gửi về Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Ngoài ra, Viện Khảo cổ học có thêm 4 bài tham luận của tác giả trong nước. Về khách mời, có khoảng 200 đại biểu tham gia hội thảo. Tại thị xã An Khê, các nội dung công việc đến thời điểm này địa phương đã cơ bản hoàn tất.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà biểu dương sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các sở, ban, ngành và thị xã An Khê trong công tác chuẩn bị hội thảo. Tuy nhiên, còn nhiều việc cần thống nhất triển khai để tổ chức thành công hội thảo lần thứ 2 này. Về thời gian, thống nhất tổ chức hội thảo trong 2 ngày (29 và 30-3). Bên cạnh đó, xem xét việc bố trí ca bin dịch thuật cho đại biểu quốc tế bằng 2 thứ tiếng Anh và Nga; thống nhất maket chung, có ý nghĩa của hội thảo trình UBND tỉnh xem xét; xây dựng kịch bản điều hành hội thảo hợp lý; rà soát, chốt danh sách cuối cùng đại biểu để có kế hoạch phục vụ tốt nhất… Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tăng cường thời lượng tuyên truyền trước, trong và sau hội thảo trên các phương tiện truyền thông qua đó góp phần quảng bá di chỉ khảo cổ học có giá trị đặc biệt này.
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null