Gia Lai: Cần 100.000 liều vắc xin Td để khống chế ổ dịch bạch hầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 6.7, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị vừa gửi công văn ra Bộ Y tế xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ cho tỉnh khoảng 100.000 liều vắc xin Td để tiêm chủng ngừa bệnh bạch hầu cho người dân trên địa bàn huyện Đăk Đoa.
Nhiều người dân đến hỏi tiêm vắc xin phòng chống bệnh bạch hầu. Ảnh Thanh Tuấn
Nhiều người dân đến hỏi tiêm vắc xin phòng chống bệnh bạch hầu. Ảnh: Thanh Tuấn
Hiện nay, ổ dịch bệnh bạch hầu đã bùng phát ở xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa. Cả xã Hải Yang đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, Công an, dân quân tự vệ cắm chốt ở các ngõ ra vào xã nhằm kiểm soát dịch bệnh.
Các chốt kiểm soát phương tiện ra vào xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa. Ảnh Thanh Tuấn
Các chốt kiểm soát phương tiện ra vào xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa. Ảnh: Thanh Tuấn
Sau khi bùng phát dịch bạch hầu ở làng Bông Hiot, xã Hải Yang, các cán bộ, nhân viên y tế đã phun hóa chất khử khuẩn Cloramin B toàn bộ khu vực xã, nhà dân. Hàng chục y bác sĩ tổ chức cấp phát thuốc kháng sinh dự phòng Erythromycin, khám sàng lọc, tiêm dự phòng vắc xin phòng bệnh cho người dân. 
Qua thăm khám, phát hiện thêm 20 trường hợp ở xã Hải Yang có triệu chứng sốt, ho, đau họng. Tất cả đã được lấy mẫu bệnh phẩm mang đi xét nghiệm, đồng thời chuyển đến bệnh viện để điều trị, cách ly theo quy định.
Như tin đã đưa, trước đó vào ngày 3.7 Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai tiếp nhận 1 bệnh nhi 4 tuổi, trú làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa nhập viện điều trị, được chẩn đoán dương tính với bệnh bạch hầu và tử vong sau đó.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tiến hành lấy 24 mẫu của những người tiếp xúc gần với bệnh nhân để gửi xét nghiệm tại Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Kết quả có đến 9 trường hợp là người nhà, họ hàng của bệnh nhi 4 tuổi dương tính với bệnh bạch hầu.
Theo thông báo của Bộ Y tế, từ đầu tháng 6.2020 đến nay, khu vực Tây Nguyên đã ghi nhận 26 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu. Tại Đắk Nông, Kon Tum và Gia Lai có 3 trường hợp tử vong (tại Đắk Nông 2 người, tại Gia Lai 1 người).
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nguy cơ lan rộng, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố nâng cao nhận thức cho người dân, giáo viên, học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bạch hầu.
Được biết, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em.
THANH TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.