(GLO)- Ngày 28-12, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long đã ký Quyết định số 826/QĐ-UBND ban hành Quy định Bộ tiêu chí thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và Quy trình xét công nhận, công bố thôn, làng đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025.
Làng O Đeh (xã Ia Pết, huyện Đak Đoa) vừa được công nhận làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Thanh Nhật
Theo đó, đối tượng áp dụng là tất cả các thôn, làng của 182 xã trên địa bàn 17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Chỉ tiêu áp dụng đạt chuẩn NTM trong quy định tiêu chí thôn, làng đạt chuẩn NTM được quy định cụ thể đối với 2 nhóm thôn, làng: thôn, làng đặc biệt khó khăn, làng đồng bào dân tộc thiểu số và thôn, làng còn lại. Khuyến khích các thôn, làng thuộc phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện quy định này.
Việc đăng ký, xét, công nhận, công bố thôn, làng đạt chuẩn NTM phải được thực hiện thường xuyên, liên tục hàng năm, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch; tránh hình thức, chạy theo thành tích; đúng điều kiện, trình tự, thủ tục và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Các thôn, làng sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM thì tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và tiến hành xây dựng thôn, làng NTM kiểu mẫu.
Về thẩm quyền, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xét, công nhận và công bố thôn, làng đạt chuẩn NTM. Thôn, làng được xét, công nhận đạt chuẩn NTM phải đảm bảo các điều kiện: có đăng ký và được UBND cấp xã, UBND cấp huyện đưa vào kế hoạch thực hiện hàng năm; có 100% tiêu chí thực hiện trên địa bàn thôn, làng đạt chuẩn theo quy định.
Hầu hết những người trồng cà phê ở các nước đang phát triển thường thu về giá thấp, ngược lại, các nhà rang xay cà phê, các thương nhân quốc tế thống trị chuỗi cà phê toàn cầu và thu được phần lợi nhuận
(GLO)- Những ngày Tết cổ truyền, chúng tôi trở lại làng Mor (xã Đak Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là một trong những ngôi làng phát triển cây cao su tiểu điền lớn nhất huyện Chư Păh, trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ đồng bào dân tộc Jrai từ nhiều năm nay.
(GLO)- Toàn tỉnh hiện có hơn 98.700 ha cà phê, trong đó, khoảng 87.500 ha đang kinh doanh. Để vườn cây phát triển tốt, người dân đang tập trung tưới nước đợt một và cắt tỉa cành.
(GLO)- Công ty cổ phần kinh doanh Thuốc thú y Amavet vừa tặng 12.810 liều vắc xin phòng bệnh dại Biorabies (1 liều/1lọ), tương đương số tiền hơn 182 triệu đồng giúp một số địa phương tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nuôi của người dân trong tỉnh.
(GLO)- Nhiều nông dân trong tỉnh đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập trên cùng một diện tích và đưa các mặt hàng nông sản vươn ra thị trường quốc tế. Trong đó, một số người đã được trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.
Gắn bó với nghề trồng cây cảnh từ năm 2005, gia đình ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn 4, xã Long Tân, huyện Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) đang trồng khoảng 4.000 gốc mai vàng, trong đó có 800 gốc mai phục vụ tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Đáng chú ý, ông có 2 cây mai vàng trị giá khoảng 500 triệu đồng.
(GLO)- Sau khi hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các xã thuộc thị xã Ayun Pa xây dựng lộ trình cụ thể để giữ vững các tiêu chí đã đạt được, đồng thời tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống người dân, phấn đấu đạt NTM nâng cao.
(GLO)- Trước tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng vào mùa khô và giá thuê nhân công cao, nhiều hộ dân ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây thuốc lá. Mô hình này cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với cách tưới truyền thống.
(GLO)- Nghề nuôi chim yến nở rộ ở Gia Lai trong những năm gần đây và giúp cho nhiều hộ dân vươn lên làm giàu. Dẫu vậy, người nuôi yến vẫn mong chờ những chính sách hợp lý từ các cấp chính quyền nhằm phát triển bền vững nghề mới nhiều triển vọng này.
(GLO)- Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và canh tác theo hướng sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vườn chanh dây của ông Nguyễn Văn Minh (tổ 3, thị trấn Đak Pơ, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn cho năng suất, chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
(GLO)- Huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang đẩy mạnh phát triển cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
(GLO)- Tại huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) một số đối tượng thường lợi dụng dịp Tết để thực hiện các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Do đó, cấp ủy, chính quyền và các đơn vị chủ rừng đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo vệ rừng.
(GLO)- Tại hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI (2017-2022), Gia Lai có 4 hội viên được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen. Ông Bùi Xuân Khấn (tổ 10, thị trấn Phú Thiện) là một trong số đó với mô hình làm giàu từ trồng lúa, chăn nuôi và kinh doanh nông nghiệp.
(GLO)- Nhờ chuyển đổi diện tích cà phê, hồ tiêu già cỗi sang trồng rau xanh, nhiều hộ dân ở làng Ring Răng (xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.
(GLO)- Hơn 40 năm trước, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 332 (Quân khu 5) cùng với người dân đã trần lưng khai hoang, phục hóa để xây dựng cánh đồng Buôn Lưới (xã Sơ Pai, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Nhờ tích cực đưa những giống lúa mới vào sản xuất nên cuộc sống của người dân ngày một ấm no.
(GLO)- Hiện nay, nhiều nông dân đầu tư nghiên cứu, lắp đặt các trang-thiết bị hiện đại để giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.