Giá cao su lập kỷ lục do nhu cầu thế giới tăng 7%, nhiều người tiếc ngẩn ngơ vì trót chặt bỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo dự báo, giá cao su trong năm 2021 sẽ tiếp tục ổn định và khởi sắc do Trung Quốc tăng cường thu mua cao su phục vụ ngành công nghiệp ô tô đang trên đà phục hồi; trong bối cảnh diện tích cao su có xu hướng thu hẹp.

Cập nhật giá cao su hôm nay 9/4 tại Bình Phước, Bình Dương

Theo khảo sát, giá cao su hôm nay 9/4 được các thương lái thu mua dao động trong khoảng 315 – 325 đồng/độ mủ.

Giá mủ cao su tại Lộc Ninh (Bình Phước) khoảng 315 – 325 đồng/độ mủ; giá mủ cao su Phú Riềng – Bình Phước dao động từ 315 – 325 đồng/ độ mủ. Giá mủ cao su Đồng Phú – Bình Phước đạt 315 – 325 đồng/ độ mủ.

Giá mủ cao su của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (Bình Phước) trong 2 tháng đầu năm nay ở mức 46,3 triệu đồng/tấn, cao hơn nhiều so với giá bán bình quân cả năm 2020 là 35,3 triệu đồng/tấn.

Trong khi đó, giá mủ cao su tại Bình Dương cũng dao động trong khoảng 315 – 325 đồng/độ mủ.  

Giá mủ cao su khởi sắc từ cuối năm 2020 cũng khiến nhiều nông dân trồng cao su, doanh nghiệp phấn khởi sau chuỗi ngày dài giá cả ảm đạm, người dân bỏ mặc không chăm sóc vườn cao su.

Tại Gia Lai, giá mủ cao su tăng nên thu nhập của người dân cũng như công nhân khai thác mủ tăng đáng kể.

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 88.000 ha cao su được trồng chủ yếu ở khu vực các huyện phía Tây. Trong đó, diện tích đang trong giai đoạn kinh doanh khoảng 76.000 ha, năng suất dao động 1,4-1,6 tấn/ha.


 

Công nhân cao su tại Gia Lai phấn khởi vì giá mủ cao su tăng cao từ cuối năm 2020 đến nay. Ảnh: Huy Tịnh
Công nhân cao su tại Gia Lai phấn khởi vì giá mủ cao su tăng cao từ cuối năm 2020 đến nay. Ảnh: Huy Tịnh


Giá cao su vào chu kỳ tăng giá mới?

Nhiều chuyên gia dự đoán, giá cao su đang vào thời kỳ tăng giá mới do nguồn cung đang có xu hướng khan hiếm do nhiều nước thu hẹp diện tích trồng cao su.

Tại Việt Nam, cả nước hiện có hơn 940.000ha cao su, trong đó, cao su đại điền do doanh nghiệp quản lý gần 300.000ha.

Thời gian qua, do giá cao su xuống thấp trong thời gian dài nên nhiều địa phương có xu hướng chặt bỏ diện tích cao su.

Đơn cử như tại Bình Phước, hiện toàn tỉnh có 230.000 ha cao su, trong đó hơn 60% diện tích thuộc các công ty nhà nước, còn lại hộ cá thể.

Những năm qua, do giá mủ cao su giảm sâu nên mỗi năm đã có hàng chục ngàn hecta cao su già cỗi, cao su đang cho khai thác được thanh lý bán gỗ để trồng mới hoặc chuyển sang trồng các loại cây khác.

Trong khi đó, tại Thái Lan, từ cuối năm 2019, nước này đã có kế hoạch giảm 21% diện tích trồng cao su toàn quốc.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất khẩu cao su tự nhiên (ANRPC), mức tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu trong tháng 2/2021 ước đạt 1,1 triệu tấn, tăng tới 47,5% so với tháng 2/2020.

Sri Trang (SET), nhà sản xuất cao su Thái Lan dự báo nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 sẽ ở mức 13,4 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2020.

Một trong những nguyên nhân đẩy giá cao su tăng đột biến từ cuối năm 2020 là do Trung Quốc tăng thu mua trở lại để phục vụ ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

Nhu cầu sản xuất lốp xe và găng tay cao su sau khi dịch Covid-19 bùng phát đang đẩy giá cao su tăng lên.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp của Trung Quốc đạt 1,08 triệu tấn, trị giá 18,08 tỷ USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, các nhà máy khắp châu Âu và châu Á tăng sản xuất trong tháng 3 do nhu cầu phục hồi vững chắc hỗ trợ các nhà sản xuất vượt qua những thất bại do đại dịch, củng cố sự lạc quan của thị trường rằng việc triển khai vaccine và tăng trưởng mạnh mẽ ở Mỹ, Trung Quốc sẽ giúp nền kinh tế toàn cầu trở lại tăng trưởng.

Các chuyên gia dự báo, trong trung hạn từ năm 2021-2024, giá cao su có thể sẽ vào chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung cao su đang thu hẹp dần.

https://danviet.vn/gia-cao-su-lap-ky-luc-do-nhu-cau-the-gioi-tang-7-nhieu-nguoi-tiec-ngan-ngo-vi-trot-chat-bo-20210409092006228.htm
 

Theo KHÁNH NGUYÊN (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.