Giá cà phê hôm nay 28-4: 'Vua xuất khẩu' tiết lộ bất ngờ về tồn kho

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá cà phê hôm nay có biểu hiện không tốt trước “cột mốc tháng 5” khi phục hồi chậm so với giá sàn.

Sáng 28-4, thị trường cà phê không có giá tham chiếu từ sàn London (Anh), tạm dừng ở mức 5.415 USD/tấn cho kỳ hạn giao tháng 7-2025 – tăng 138 USD/tấn (tương đương hơn 3.500 đồng/kg) so với cuối tuần trước.

Tuy nhiên, trong tuần qua, giá cà phê nội địa chỉ nhích nhẹ lên 130.600 đồng/kg, tăng vỏn vẹn 1.000 đồng/kg, cho thấy tâm lý thận trọng đang bao trùm.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Thái Như Hiệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vĩnh Hiệp – "vua xuất khẩu" cà phê Việt Nam vụ 2023-2024 – cho biết, hiện lượng cà phê còn trong tay nông dân rất hạn chế.

"Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu niên vụ 2024-2025, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 700.000 tấn, tương đương 50% sản lượng. Theo ước tính của chúng tôi, nông dân chỉ còn nắm giữ khoảng 20% lượng hàng, phần còn lại chủ yếu nằm trong kho doanh nghiệp, đã giao dịch xong và chỉ chờ xuất hàng"-ông Hiệp tiết lộ.

Ông Thái Như Hiệp
Ông Thái Như Hiệp

Ông cũng lưu ý, thị trường cà phê "hàng giấy" trên các sàn tài chính quốc tế như London hay New York chịu ảnh hưởng nặng nề bởi yếu tố vĩ mô. Trong khi đó, thị trường "hàng thực" tại Việt Nam lại vận hành theo kiểu: giá cao nông dân bán, giá thấp thì nông dân để đó vì chưa cần tiền.

"Năm nay, giá cà phê duy trì trên 110.000 đồng/kg từ đầu vụ đến nay. Khác với trước đây khi giá cà phê dưới 40.000 đồng/kg, nông dân phải bán tháo để trang trải chi phí, giờ đây họ đã giàu có nhờ cà phê, sầu riêng, hồ tiêu, cau... đều được giá. Họ chủ động bán ra từ từ để bảo vệ giá trị nông sản" – ông Hiệp phân tích.

Nhân viên cà phê Vĩnh Hiệp phơi cà phê
Nhân viên cà phê Vĩnh Hiệp phơi cà phê

Theo ông, diễn biến này khiến các nhà nhập khẩu nước ngoài "đứng ngồi không yên" vì buộc phải trả giá cao để gom hàng từ nông dân.

Những năm trước đây, cà phê chủ yếu được trữ trong kho của doanh nghiệp - nơi đa số sử dụng vốn vay nên chỉ trữ được trong thời gian ngắn.

"Đến hạn trả nợ ngân hàng doanh nghiệp bắt buộc phải bán ra dù giá thấp. Gặp thời điểm nhiều doanh nghiệp phải trả nợ ngân hàng thì giá cà phê rớt thảm" - ông Hiệp giải thích.

Năm nay, chi phí tài chính để trữ cà phê quá lớn nên đa số doanh nghiệp chỉ có thể mua một lượng hàng vừa đủ, chốt giá mua bán từng lô để tránh rủi ro.

Do đó, thị trường cà phê năm nay, nông dân và là người điều tiết thị trường, không phải các doanh nghiệp hay nhà mua hàng nước ngoài.

Theo Tin-ảnh: Ngọc Ánh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bình Ðịnh: Lan tỏa từ nhận thức đến hành động

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bình Ðịnh: Lan tỏa từ nhận thức đến hành động

Sau hơn 15 năm triển khai, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bình Ðịnh đã thực sự đi vào đời sống tiêu dùng của người dân. Từ nhận thức đến hành động, hàng Việt ngày càng được ưu tiên lựa chọn, chiếm lĩnh thị trường và khẳng định vị thế.
Chả ram tôm An Nam

Chả ram tôm An Nam

Chả ram tôm An Nam do Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Dịch vụ Nam Long (phường Tam Quan Nam, TX Hoài Nhơn) chế biến, được làm từ bánh tráng gạo truyền thống, tôm đất tươi, thịt heo ba chỉ, kết hợp với hành, tỏi, gia vị theo công thức gia truyền, rất thích hợp dùng làm món khai vị trong các bữa tiệc.
Giữ niềm tin cho gạo Việt

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tăng cường giám sát thị trường và xử lý nghiêm hành vi làm giả, làm nhái là nền tảng để khẳng định giá trị thực và bảo vệ uy tín gạo Việt trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.

null