FLC tăng trần 5 phiên: Sở 'hỏi' doanh nghiệp, doanh nghiệp 'hỏi' lại Sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) yêu cầu Công ty CP Tập đoàn FLC (mã FLC) giải trình lý do cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp. FLC nói không biết và "kính đề nghị" HOSE nếu có thông tin thì cung cấp để tập đoàn công bố cho các cổ đông.

Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) có công văn yêu cầu FLC và Công ty CP xây dựng FLC Faros (mã ROS) công bố các thông tin ảnh hưởng tới việc giá cổ phiếu FLC và ROS tăng trần trong 5 phiên liên tiếp từ 22.6 đến 28.6.
 

 FLC giải trình không biết lý do vì sao cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp. Ảnh: TP
FLC giải trình không biết lý do vì sao cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp. Ảnh: TP


Trong văn bản giải trình, phía FLC khẳng định công ty không biết được sự kiện, thông tin liên quan nào đã ảnh hưởng đến giá cổ phiếu FLC, khiến giá FLC tăng trần 5 phiên liên tục.

“Nếu quý cơ quan (gồm UBCKNN, HoSE) biết được các thông tin, sự kiện nào đã làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu FLC trong thời gian qua thì kính đề nghị HoSE làm rõ hoặc dẫn nguồn tin cụ thể để Tập đoàn FLC được biết và có thể đưa ra ý kiến xác nhận hoặc đính chính. FLC cam kết sẽ công bố, báo cáo đầy đủ thông tin, sự kiện liên quan đến công ty theo quy định”, FLC đề nghị.

Song song đó, FLC Faros cũng cho biết, cổ phiếu ROS tăng trần 5 phiên liên tiếp là do cung cầu của thị trường chứng khoán, quyết định mua bán cổ phiếu do các nhà đầu tư tự đưa ra, nằm ngoài sự kiểm soát của công ty.

FLC Faros khẳng định doanh nghiệp này không có bất kỳ sự kiện hay thông tin nào làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán ROS.

Hiện tại, cả FLC và ROS đều đang trong diện hạn chế giao dịch và chỉ được mua bán vào buổi chiều kể từ ngày 1.6. Kết thúc phiên 30.6, cổ phiếu FLC tăng 1,59%, đóng cửa 5.750 đồng/cổ phiếu. ROS giảm sàn (-6,8%) còn 2.880 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, cựu Chủ tịch HĐQT FLC Trịnh Văn Quyết đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi thao túng giá chứng khoán. Tập đoàn này vẫn đang trong "cơn bão" khi Đại hội đồng cổ đông ngày 10.6 không đủ điều kiện tổ chức.

Tập đoàn dự kiến sẽ triệu tập họp đại hội bất thường lần 2 vào ngày 2.7. Hiện nay, HĐQT của FLC có 3 người, gồm: ông Đặng Tất Thắng, Chủ tịch HĐQT, 2 thành viên là Tổng giám đốc Bùi Hải Huyền và ông Lã Quý Hiển.

Trong một diễn biến khác, thị trường cũng đã xuất hiện nhiều tin đồn, một trong những chủ nợ lớn của FLC là Sacombank đã có những động thái "vào FLC", tiến hành tái cơ cấu tập đoàn này.

Hiện, Chủ tịch HĐQT Sacombank là ông Dương Công Minh. Ông Minh là người sáng lập Tập đoàn Him Lam - một trong những tập đoàn bất động sản lớn của Việt Nam. Mặc dù đã rút khỏi các vị trí tại Tập đoàn Him Lam và một số công ty thành viên, song ông Minh được cho là người vẫn có ảnh hưởng đến tập đoàn này.

 

Theo Tiêu Phong (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null