Em trai bầu Đức đăng ký bán sạch cổ phiếu HAGL

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Với mục đích cân đối tài chính cá nhân, em trai bầu Đức đăng ký bán toàn bộ 488.934 cổ phiếu HAGL mà ông đang nắm giữ

Ông Đoàn Nguyên Thịnh, em trai ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – mã cổ phiếu HAG), vừa có thông báo đăng ký bán ra 488.934 cổ phiếu HAG, tương đương 0,05% vốn doanh nghiệp.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 22-3 đến 20-4, phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn với mục đích nhằm cân đối tài chính cá nhân.

Nếu giao dịch thành công, ông Thịnh không còn nắm giữ cổ phiếu HAG nào.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17-3, cổ phiếu HAG có mệnh giá 7.600 đồng/cổ phiếu, với lượng cổ phiếu đang nắm giữ, ước tính ông Thịnh thu về hơn 3,7 tỉ đồng.

Liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của HAGL, bầu Đức cho biết trong tháng 2, bối cảnh giá thịt heo tại thị trường trong nước vẫn duy trì ở mức thấp nên mảng kinh doanh này gần như không mang lại lợi nhuận.

Tháng 2, HAGL xuất chuồng đến 41.689 con heo thịt, tương đương gần 1.500 con/ngày tương đương tháng trước, đóng góp 212 tỉ đồng doanh thu, tăng 3% cũng kỳ nhưng không có lãi.

Em trai bầu Đức đăng ký bán sạch cổ phiếu HAGL ảnh 1

Đóng gói chuối xuất khẩu tại HAGL.

Dù vậy, giá chuối ở mức cao, 12 USD/thùng 13 kg đã đóng góp toàn bộ lợi nhuận cho HAGL trong tháng 2. Ngoài chuối xuất khẩu, chuối loại thải làm thức ăn chăn nuôi cũng đóng góp vào lợi nhuận cho HAGL nhưng chưa được thông tin cụ thể.

Cụ thể, trong tháng 2, HAGL ghi nhận doanh thu thuần 665 tỉ đồng, tăng gần 31% và lãi sau thuế 108 tỉ đồng, tăng hơn 9% so với tháng 1.

Theo HAGL, chăn nuôi heo đang rất khó khăn vì cung vượt cầu, giá thấp nên các hiệp hội ngành hàng chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi đang có kiến nghị giảm thuế nhập khẩu bã đậu nành từ 2% xuống 0% để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo đang chiếm tỉ trọng chính.

Trong khi đó, mảng xuất khẩu chuối lại rất khởi sắc, là một trong những điểm sáng nhất của ngành rau quả từ đầu năm đến nay. Hiện giá chuối đang ở mức cao nhất trong 3 năm qua và nhiều nông hộ trồng chuối đạt mức lợi nhuận lên đến 300 triệu đồng/năm nhờ đầu ra ổn định, nhất là sau khi Việt Nam đã ký kết được nghị định thư xuất khẩu chuối tươi chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Link bài gốc: https://nld.com.vn/kinh-te/em-trai-bau-duc-dang-ky-ban-sach-co-phieu-hagl-20230318160804991.htm

Có thể bạn quan tâm

Người dân Gia Lai thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Ảnh Lê Nam

Hướng dẫn công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC), Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 798/SNNPTNT-QLCLKHCN về việc thông tin nội dung liên quan việc công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) và các ưu đãi dành cho doanh nghiệp NNUDCNC.
Đoàn giám sát đi thực tế tại Nhà máy chế biến hoa quả của Công ty cổ phần Chăn nuôi Gia Lai (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang). Ảnh: Hà Duy

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

(GLO)- Tiếp tục chương trình giám sát về tình hình triển khai các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh giai đoạn 2018-2022, ngày 7-3, đoàn giám sát do đồng chí Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã triển khai công tác giám sát tại thị xã An Khê và huyện Mang Yang. 
 Khởi động chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp”

Khởi động chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp”

(GLO)- Khởi động chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp” năm 2023, ngày 27-2, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức tham quan các điển hình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tại huyện Mang Yang.

Doanh nghiệp đồng loạt xin giãn, hoãn, giữ nguyên nhóm nợ

Doanh nghiệp đồng loạt xin giãn, hoãn, giữ nguyên nhóm nợ

Giao dịch đóng băng, ngân hàng siết tín dụng, chứng khoán liên tục đỏ sàn, trong khi phải gom một lượng lớn tiền mặt để mua lại trái phiếu doanh nghiệp. Điều này đã khiến hầu hết các doanh nghiệp kiệt sức. Để tồn tại, doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ để không bị nhảy nhóm thành nợ xấu.
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để phát triển bền vững

(GLO)- Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, văn hóa doanh nghiệp là công cụ để doanh nghiệp tạo nên bản sắc riêng và “ghi điểm” trong mắt đối tác. Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp tại Gia Lai cũng dần chú ý đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.