Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai bằng phương pháp 'IVF tự động' đã chào đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Được thực hiện từ xa tại Mexico bởi các kỹ sư và chuyên gia phôi học tại New York (Mỹ), phương pháp điều trị sinh sản tự động đã mang lại kết quả và mới nhất là ca sinh nở thành công.

sinh-san-tu-dong.jpg
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã trình bày chi tiết cách họ tự động hóa một hình thức IVF gọi là tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI), thường được sử dụng trong điều trị vô sinh ở nam giới.(Ảnh: Thư viện ảnh khoa học - KTSDESIGN)

Lần đầu tiên trên thế giới, một em bé đã chào đời sau khi thụ thai thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phần lớn được thực hiện bởi robot điều khiển từ xa.

Cột mốc này là bằng chứng về khái niệm, chuẩn hóa quy trình thụ tinh phức tạp, chính xác. Các nhà khoa học đứng sau công trình này cho biết có thể tăng tỷ lệ thành công của một loại IVF trong tương lai.

Phôi thai được tạo ra bằng một quy trình gọi là tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI), một loại thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đã tồn tại từ những năm 1990. Trong IVF thông thường, một tế bào trứng được đặt trong một đĩa giữa hàng ngàn tinh trùng, trong khi ICSI liên quan đến việc tiêm trực tiếp một tế bào tinh trùng vào trứng. Phương pháp này hữu ích trong trường hợp vô sinh nam, trong đó tinh trùng có thể gặp khó khăn khi tiếp cận trứng nếu không có sự can thiệp.

Tại sao phải tự động hóa IVF?

Trong nghiên cứu, quy trình này được thực hiện hoàn toàn bằng máy móc tại Guadalajara, Mexico, trong khi các nhà phôi học và kỹ sư tại Hudson, New York, theo dõi quy trình, bắt đầu từng bước từ xa. Kết quả là một phôi thai sau đó đã được cấy ghép thành công vào tử cung của một người phụ nữ, giúp bệnh nhân 40 tuổi này có thể mang thai đủ tháng.

Công nghệ tự động hóa quy trình này được phát triển bởi một nhóm tại Conceivable Life Sciences, công ty công nghệ sinh học về khả năng sinh sản có trụ sở chính tại Thành phố New York. Nhóm đã thiết kế một hệ thống có thể hoàn thành 23 bước liên quan đến ICSI, từ việc lựa chọn tinh trùng tối ưu đến việc tiêm tinh trùng vào trứng cho đến việc lựa chọn phôi khả thi nhất. Hệ thống không tự động hóa quy trình thu thập tinh trùng hoặc trứng, cũng như quy trình đưa phôi vào tử cung.

Đồng tác giả của bài báo Alejandro Chavez-Badiola, đồng sáng lập và Giám đốc Y khoa của Conceivable cho biết, việc chuẩn hóa có thể giúp giảm thiểu lỗi của con người trong ICSI và do đó giảm nguy cơ thoái hóa trứng trong quá trình thực hiện.

ICSI bao gồm việc lựa chọn tinh trùng, cố định tinh trùng, nhặt tinh trùng và tiêm vào trứng. Tế bào trứng rất mỏng manh và có nguy cơ thoái hóa trong quá trình ICSI. Tự động hóa ICSI có thể làm giảm sự thoái hóa này bằng cách giảm sức cản cơ học đối với màng trứng, lực căng quá mức trong quá trình tiêm có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh hoặc phá hủy hoàn toàn trứng.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tổng cộng tám tế bào trứng trong thí nghiệm này. Năm tế bào được thụ tinh thông qua quy trình mới, trong khi ba tế bào được thụ tinh thông qua ICSI thủ công. Hệ thống tự động đã tạo ra bốn phôi từ năm trứng, trong khi cả ba trứng trong nhóm thủ công đều được thụ tinh thành công.

Theo Hà Thu (TPO/Nguồn Live Science)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Ngày 22/6, hãng xe điện Tesla đã chính thức triển khai dịch vụ robotaxi tại thành phố Austin, bang Texas (Mỹ), đánh dấu bước đi thương mại đầu tiên trong tham vọng phát triển xe tự hành của hãng và mở ra kỳ vọng về làn sóng tăng trưởng mới trong tương lai.

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

(GLO)- Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.

null