Đường nứt gãy, cầu đổ sập, ít nhất 144 người thiệt mạng ở Myanmar sau động đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đài truyền hình MRTV của Myanmar đưa tin, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người khác bị thương do trận động đất ngày 28/3. Đây là trận động đất mạnh nhất được ghi nhận tại Myanmar từ năm 1946.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất đầu tiên mạnh 7,7 độ, tâm chấn nằm ở độ sâu 10 km, cách thành phố Mandalay của Myanmar khoảng 17 km. Thành phố này có dân số khoảng 1,5 triệu người.

“Chúng tôi vội vàng chạy ra khỏi nhà khi mọi thứ bắt đầu rung chuyển”, một cư dân ở Mandalay nói với Reuters. "Tôi đã chứng kiến một tòa nhà năm tầng sụp đổ ngay trước mắt mình. Mọi người trong thị trấn của tôi đều chạy xuống đường và không ai dám trở lại nhà”.

Ít nhất ba người đã thiệt mạng tại thị trấn Taungoo ở Myanmar, khi một công trình tôn giáo bị sập một phần, theo lời các nhân chứng.

Truyền thông địa phương đưa tin ít nhất hai người đã thiệt mạng và 20 người khác bị mắc kẹt sau khi một khách sạn ở Aung Ban bị sập.

Tờ The Guardian dẫn lời một bác sĩ giấu tên ở Naypyidaw cho biết, ít nhất 20 người đã tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện. Ngoài ra còn có rất nhiều người bị thương.

Theo đài truyền hình MRTV do quân đội Myanmar điều hành, trận động đất đã làm đổ nhiều tòa nhà, đè bẹp xe hơi và để lại những vết nứt lớn trên các con đường khắp thủ đô Naypyidaw.

Một cây cầu đường sắt và một cây cầu đường bộ trên cao tốc Yangon-Mandalay đã bị sập. Cầu Ava bắc qua sông Irrawaddy bị phá hủy.

Một số khu vực của Myanmar đã bị mất điện và Internet. Thiệt hại nặng nề nhất được ghi nhận ở Mandalay, Sagaing, Naypyidaw, Bago và Nam Shan.

Các nhịp cầu Ava đổ sụp xuống sông. (Ảnh: Reuters)
Các nhịp cầu Ava đổ sụp xuống sông. (Ảnh: Reuters)
Khu phức hợp Cung điện Hoàng gia ở Mandalay (Myanmar) bị hư hại nặng nề. (Ảnh: MRTV)
Khu phức hợp Cung điện Hoàng gia ở Mandalay (Myanmar) bị hư hại nặng nề. (Ảnh: MRTV)
(Ảnh: AP)
(Ảnh: AP)

Chính quyền quân sự Myanmar xác nhận rằng quốc gia này đang phải đối mặt với nhiều trường hợp thương vong sau trận động đất ngày 28/3.

"Nhiều thường dân đã thiệt mạng và bị thương", theo truyền thông nhà nước Myanmar. Những người bị thương đang được điều trị trong các bệnh viện ở trung tâm Sagaing và Mandalay gần tâm chấn, cũng như ở thủ đô Naypyidaw.

Những bệnh viện này cần một lượng máu lớn, "nên những người có thể hiến máu hãy liên hệ ngay với các bệnh viện", đài MRTV cho biết.

Theo cập nhật mới nhất, đài MRTV đưa tin, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người khác bị thương do trận động đất ngày 28/3. Đây là trận động đất mạnh nhất được ghi nhận tại Myanmar từ năm 1946.

WHO sẵn sàng ứng phó

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kích hoạt hệ thống khẩn cấp để ứng phó với trận động đất ở Myanmar, người phát ngôn Margaret Harris cho biết trong một cuộc họp báo.

Theo bà Harris, WHO đang điều phối công tác ứng phó động đất từ trụ sở chính tại Geneva, "vì chúng tôi coi đây là một thảm họa lớn, với mối đe dọa rất lớn đối với tính mạng và sức khỏe”.

"Chúng tôi đã kích hoạt trung tâm hậu cần ở Dubai để tìm kiếm vật tư cứu thương, vì chúng tôi dự đoán sẽ có rất nhiều chấn thương cần được xử lý”.

Bà Harris nói thêm, rằng WHO sẽ tập trung vào việc gửi các loại thuốc thiết yếu.

Nhờ kinh nghiệm gần đây với trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria năm 2023, "chúng tôi biết rất rõ những gì cần gửi trước". “Chúng tôi đã sẵn sàng di chuyển, nhưng bây giờ chúng tôi phải biết chính xác những nơi nào cần hỗ trợ và hỗ trợ như thế nào. Thông tin từ hiện trường thực sự quan trọng ngay bây giờ”, bà Harris nói.

Một phụ nữ lớn tuổi được giải cứu từ đống đổ nát của một toà nhà đổ sập vì động đất ở Myanmar. (Ảnh: AP)
Một phụ nữ lớn tuổi được giải cứu từ đống đổ nát của một toà nhà đổ sập vì động đất ở Myanmar. (Ảnh: AP)
Một người đàn ông được đưa đi cấp cứu ở Naypyidaw. (Ảnh: AP)
Một người đàn ông được đưa đi cấp cứu ở Naypyidaw. (Ảnh: AP)
Toà nhà sụp đổ ở miền trung Myanmar. (Ảnh: AP)
Toà nhà sụp đổ ở miền trung Myanmar. (Ảnh: AP)
Người dân hoảng sợ chạy xuống đường ở Mandalay. (Ảnh: Reuters)
Người dân hoảng sợ chạy xuống đường ở Mandalay. (Ảnh: Reuters)
Một toà nhà bị đổ ở Mandalay. (Ảnh: Reuters)
Một toà nhà bị đổ ở Mandalay. (Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)

Phản ứng của cộng đồng quốc tế

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim bày tỏ: “Tôi vô cùng lo ngại về trận động đất ở miền trung Myanmar và miền bắc Thái Lan. Malaysia luôn sát cánh cùng các nước láng giềng, sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo khi cần thiết. Trong thời khắc đau buồn này, tôi hy vọng quá trình phục hồi sẽ diễn ra nhanh chóng. Sức mạnh từ mối quan hệ của chúng ta sẽ mang lại hy vọng và sự chữa lành”.

Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết: “Singapore đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở Myanmar và Thái Lan sau trận động đất ở Myanmar. Tôi xin gửi lời chia buồn đến tất cả những người bị ảnh hưởng. Người dân Singapore trong khu vực, hãy giữ an toàn và tuân thủ các khuyến cáo của địa phương”.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng: “Tôi rất quan ngại về tình hình sau trận động đất ở Myanmar và Thái Lan. Ấn Độ sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ trong khả năng của mình”.

Theo Minh Hạnh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null