Đừng để mộc bản Phật giáo "kêu cứu"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hơn 800 mộc bản Phật giáo Huế (có niên đại từ cuối thế kỷ XVII) được tìm thấy, phát hiện ở nhiều ngôi chùa, tư gia vừa được đưa về Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Không chỉ phong phú về chủng loại và niên đại, những mộc bản quý giá này còn cung cấp nhiều thông tin giá trị. Tuy nhiên, tư liệu quý này đang mai một, thất thoát... bởi nhiều lý do.

 

 Hơn 800 tấm mộc bản được nhóm nghiên cứu đưa về Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Ảnh: PĐ
Hơn 800 tấm mộc bản được nhóm nghiên cứu đưa về Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Ảnh: PĐ



Chứa đựng những thông tin tư liệu đồ sộ

Ở Việt Nam, mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên được UNESCO công nhận năm 2009. Đó là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ để in sách tại Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Tất cả nội dung bản thảo được khắc trên mộc bản triều Nguyễn đều được Hoàng đế trực tiếp ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhất trong cung khắc lên gỗ quý. Đây là những tài liệu gốc, độc bản, có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại.

Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được hình thành chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn tại Huế. Đây là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội dung, đặc tính về phương pháp chế tác và những quy định rất nghiêm ngặt của triều đình phong kiến về việc ấn hành và san khắc. Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng.

Nói về mộc bản Phật giáo Huế, thì chùa Từ Đàm (TP.Huế) là nơi có số lượng mộc bản lớn nhất trong số 13 địa điểm mà nhóm nghiên cứu khảo sát. Không chỉ phong phú về chủng loại và niên đại, chúng còn cung cấp nhiều thông tin giá trị về những nơi tàng bản trước đó.

Bộ ván khắc Kim Cang Kinh được xác định có niên đại xưa nhất tại xứ Đàng Trong, vô cùng quý giá được tìm thấy ở thời điểm hiện tại. Ván khắc được khắc năm Chính Hòa thứ 19 (1698), tức dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Hay như bộ ván khắc Tam Kiếp Tam Thiên Tôn Phật Danh Kinh được khắc vào năm Cảnh Hưng thứ 33 (1772). Trải qua hàng trăm năm, nhưng những hoa văn, chữ nổi trên ván gỗ vẫn còn rất sắc nét. Không chỉ có văn tự, người xưa rất tài hoa khi chạm khắc lên những ván gỗ nhiều hình ảnh, họa tiết tinh xảo.

Nguy cơ mai một “quốc bảo”

Trao đổi với phóng viên Lao Động, Đại đức Thích Không Nhiên - Phó Chủ biên kiêm Thư ký ấn phẩm Liễu Quán thuộc Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế - cho biết: Mộc bản Phật giáo Huế là một di sản tư liệu có giá trị không chỉ đối với Phật giáo mà còn là phần không thể tách rời trong dòng chảy văn hóa dân tộc, liên quan đến văn hóa học, sử học, ngôn ngữ học của xứ Đàng Trong, của Huế qua các thời kỳ lịch sử.

“Qua thời gian, nhiều tấm mộc bản bị hư hỏng. Không riêng gì Phật giáo mà các tổ chức xã hội, cơ quan hữu quan cần có biện pháp hỗ trợ đối với việc lưu trữ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản quý giá này. Đây không chỉ là Pháp bảo của riêng Phật giáo mà còn là quốc bảo”, thầy Thích Không Nhiên nói.

Sau khi đưa về Học viện Phật giáo Việt Nam, hơn 800 mộc bản này được làm vệ sinh theo cách dùng bàn chải để đánh và nước phun lên trước khi tiến hành các công đoạn phân loại, biên mục, số hóa và in sao. Tất cả chỉ mới dừng lại ở những thao tác thủ công thô sơ nhất.

Cũng như mộc bản triều Nguyễn đang được lưu trữ ở Đà Lạt, mộc bản Phật giáo Huế đang dần xuống cấp bởi sự lão hóa tự thân, khí hậu khắc nghiệt… dẫn đến sự thất thoát đáng báo động.

Ông Nguyễn Xuân Hùng - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) cho hay, các chuyên gia trong ngành thống nhất cơ bản điều kiện tốt nhất khi nhiệt độ không trên 21 và không thấp dưới 18 độ C, độ ẩm ở mức 60% ±2%, ánh sáng không quá 50 lux, cùng với đó sử dụng máy lọc không khí để lọc các chất ô nhiễm. “Tuy nhiên, với mộc bản Phật giáo Huế thì hiện chưa có điều kiện, vì thế trước mắt cần lưu giữ trong không gian thông thoáng, khí hậu lưu thông, đảm bảo tính khô ráo và đặc biệt tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Học viện Phật giáo Việt Nam và các chùa ở Huế các phương pháp vệ sinh hiện đại, cũng như cách bảo quản. Dài hơi hơn sẽ nghiên cứu xử lý các mộc bản hư hỏng nặng và số hóa 3D toàn bộ để lưu trữ dữ liệu, phục vụ cho việc trưng bày, in ra giống bản gốc” - ông Hùng chia sẻ.

Thạc sĩ Lê Thọ Quốc - Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia tại Huế, thành viên nhóm nghiên cứu mộc bản Phật giáo Huế nêu ý kiến, đã đến lúc cần có một đề án cụ thể, với những giải pháp bảo tồn một cách khoa học ở một trung tâm lưu trữ chung, nếu không Việt Nam sẽ mất đi chính di sản xứng đáng là “quốc bảo”.


 

Sau nhiều năm khảo sát, nhóm nghiên cứu mộc bản Phật giáo Huế đã tiếp cận được 13 địa điểm, phát hiện gần 3.000 mộc bản tích hợp đa niên đại, chủng loại và cả mộc bản tranh đồ họa cổ vô cùng độc đáo, quý giá. Nhiều nhất ở chùa Từ Đàm với 1.319 mặt khắc, ít nhất là chùa Tra Am chỉ 1 mặt khắc.


http://https://laodong.vn/van-hoa/dung-de-moc-ban-phat-giao-keu-cuu-778111.ldo

Theo PHÚC ĐẠT (Báo Lao Động)

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.