Đừng bỏ mặc nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai năm gần đây, giá hồ tiêu trên thị trường liên tục bị sụt giảm. Khó khăn của thị trường tiêu thụ đã đẩy không ít người dân trồng tiêu tại khu vực Tây Nguyên vào cảnh rủi ro, rơi vào vòng luẩn quẩn tiến thoái lưỡng nan.
Nông dân đối mặt khó khăn
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến việc giá tiêu liên tục sụt giảm trong những năm gần đây là do người dân đầu tư mở rộng diện tích ào ạt, bất chấp những khuyến cáo của cơ quan chức năng và cả chính quyền địa phương. Việc mất kiểm soát trong việc tăng diện tích cây trồng đã dẫn đến nguồn cung trong, ngoài nước tăng mạnh, trong khi đó, nhu cầu thị trường không tăng.
Cần sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền để giúp người trồng tiêu vượt qua khó khăn. Ảnh: Công Thái
Cần sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền để giúp người trồng tiêu vượt qua khó khăn. Ảnh: Công Thái
Thực tế thị trường hiện nay tại khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ, giá tiêu đen giảm sâu, chỉ còn chưa đến 50 ngàn đồng/kg, giảm từ 4.000-5.000 đồng/kg so với cuối tháng 7, giảm 151.000-152.000 đồng/kg so với năm 2015 và là giá giảm thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Với giá tiêu như trên, người nông dân trồng tiêu ở Tây Nguyên cầm chắc cái lỗ. Vì tính toán của các chuyên gia, với vật giá hiện nay, để sản xuất 1kg tiêu đen các nông hộ phải đẩy từ 45.000-47.000 đồng, do đầu vào giá vật tư, phân bón, nhân công tăng mạnh.
Các chuyên gia dự báo, người trồng tiêu sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn về giá trong trung hạn. Giá có thể tiếp tục giảm. Cùng với đó, trước tình hình giá hồ tiêu bấp bênh, nhiều nông hộ sẽ cắt giảm đầu tư, sẽ dẫn đến một thực trạng là năng suất không đạt, chất lượng kém. Cùng với đó, dịch bệnh lay lan nhanh sẽ khiến người nông dân trồng tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro là khó tránh khỏi.
Cần có giải pháp hỗ trợ
Đối mặt với những khó khăn và thách thức, chính quyền địa phương cần nhanh chóng vào cuộc để giảm nông hộ đứng vững trước sự diễn biến tiêu cực của thị trường. Nếu không sẽ rất rủi ro không những cho riêng người nông dân mà còn các đối tác liên quan và cả sự tăng trưởng kinh tế bền vừng của các địa phương trong khu vực.
Riêng tại Gia Lai, dư nợ cho vay trồng, chăm sóc hồ tiêu trên địa bàn hiện khoảng 4.382 tỷ đồng, chiếm trên 5% tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế của địa phương này. Trong đó, dư nợ ngắn hạn khoảng 3.375 tỷ đồng, chiếm 77%; dư nợ trung dài hạn khoảng 1.007 tỷ đồng, chiếm 23%. Nợ xấu 186 tỷ đồng, chiếm 4,2% dư nợ cho vay trồng, chăm sóc hồ tiêu.
Để hỗ trợ cho người trồng tiêu, chính quyền tỉnh Gia Lai đã vào cuộc, chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người trồng hồ tiêu có diện tích bị thiệt hại do dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Văn Cư, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai, hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của Gia Lai, có giá trị xuất khẩu cao và mang lại hiệu quả cho người trồng. Trong những năm qua, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tích cực tham gia đầu tư vốn tín dụng để hỗ trợ người dân đầu tư phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, gần đây, một số vườn hồ tiêu ở các huyện Chư Pưh, Chư Sê, Chư Prông... nhiễm bệnh chết. Cùng đó, giá hồ tiêu trên thị trường giảm sâu ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của người dân, nhất là những hộ dân có vay vốn ngân hàng, dẫn đến phát sinh nhiều đơn thư kêu cứu, đề nghị ngành Ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ.
Trước tình hình đó, chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến nay, các chi nhánh ngân hàng tiến hành hỗ trợ cho 442 khách hàng. Trong đó, số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 81,2 tỷ đồng; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay 41,1 tỷ đồng và cho vay mới 120 tỷ đồng.
Hiện nay, chi nhánh tỉnh đang chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng tiếp tục đồng hành cùng khách hàng. Phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rà soát, thống kê, phân loại cụ thể theo từng nhóm khách hàng để có giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh giảm lãi suất, tiếp tục cho vay mới để khôi phục sản xuất.
Đồng thời, NHNN tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, phối hợp với UBND các huyện và các sở, ngành chức năng để tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh và Thống đốc NHNN có các giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân.
Đó là sự tích cực vào cuộc kịp thời của ngành Ngân hàng là rất đáng hoan nghênh. Song, trách nhiệm lớn nhất vẫn thuộc về chính quyền các địa phương. Do giá tiêu xuống thấp như hiện nay, các nông hộ sản xuất tiêu ở Tây Nguyên đang chuyển đổi hàng trăm hecta hồ tiêu kém chất lượng, năng suất thấp, những vùng đất không thích hợp hoặc bị sâu bệnh… sang trồng các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Để phát huy hiệu quả đầu tư sản xuất nông nghiệp, chính quyền các địa phương cần sát cánh cùng với nông dân, định hướng theo đúng chủ trương, quy hoạch vùng sản xuất của địa phương. Đừng bỏ mặc nông dân như việc phát triển ào ạt diện tích hồ tiêu vừa qua, để rồi phải đối mặt với rủi ro.
Đồng thời, các địa phương, đơn vị cần tuyên truyền, vận động các nông hộ tổ chức thành các tổ, nhóm, HTX liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất tiêu theo đúng quy trình sản xuất tiêu sạch, đảm bảo chất lượng, bao tiêu sản phẩm… nhằm tạo điều kiện phát triển cây hồ tiêu bền vững, tránh rủi ro, thiệt hại cho người sản xuất.
Công Thái (Thời báo Ngân hàng)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.