Du lịch trực tuyến: Tại sao không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Du lịch từ lâu đã được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”. Trong ngành du lịch, một lĩnh vực có thể đến rất sớm với cách mạng công nghệ 4.0 và làm ăn phát đạt nhờ cuộc cách mạng này, đó là du lịch trực tuyến.

Nếu tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử ở Việt Nam đạt 25% trong năm 2017 và có thể duy trì tốc độ này tới năm 2020 thì tốc độ tăng trưởng của du lịch trực tuyến lên tới 50%, gấp đôi tốc độ tăng trưởng chung của thương mại điện tử.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không chỉ du khách quốc tế mà khách du lịch Việt Nam hiện nay đã biết rõ những tiện ích của du lịch trực tuyến và sử dụng những tiện ích này khá thành thạo. Dĩ nhiên, trong lĩnh vực du lịch trực tuyến, những doanh nghiệp lớn của nước ngoài đã đi trước doanh nghiệp Việt Nam từ khá lâu. Như trong mảng đặt phòng trực tuyến, riêng 2 trang mạng nước ngoài là Agoda và Booking đã chiếm hơn 80% thị phần ở Việt Nam.

Để tìm được “ngay và luôn” những sản phẩm du lịch tốt nhất với mức giá rẻ nhất có thể, khách du lịch đều chọn du lịch trực tuyến. Lượng khách chọn phương thức mua gói du lịch trực tuyến vì thế ngày càng tăng. Không thể khác, những công ty du lịch lữ hành phải bắt kịp ngay công nghệ trực tuyến này với chất lượng tốt nhất để phục vụ khách hàng. Phương thức phục vụ ấy hoàn toàn đúng hướng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và nó là phương thức du lịch cho chúng ta những hình dung rõ nhất về cuộc cách mạng này.

Gia Lai đang tích cực mở những trung tâm du lịch, kết nối những tour du lịch về địa phương mình và từ địa phương mình đi khắp thế giới. Vì thế, du lịch trực tuyến có thể đáp ứng ngay những yêu cầu của một địa phương có tiềm năng du lịch như Gia Lai. Thực ra, du lịch trực tuyến không khó, nhưng vì nó sử dụng nền tảng công nghệ thông tin nên yêu cầu kết nối đồng bộ là yêu cầu đầu tiên. Khách sạn, resort sẽ là những nơi được hưởng lợi đầu tiên và nhiều nhất từ hình thức du lịch này, nhưng đòi hỏi phải đáp ứng nhanh nhất, tốt nhất sự kết nối trong việc đặt phòng, giới thiệu “gói” du lịch mà mình tổ chức, bên cạnh gói du lịch của công ty lữ hành. Nếu khách du lịch tới Gia Lai yêu cầu được đi chơi Biển Hồ, và sau đó, đi chơi hồ Lak của Đak Lak để so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai hồ lớn này thì khách sạn hay resort sẽ đáp ứng thế nào? Điều đó yêu cầu sự liên kết giữa các vùng du lịch để giới thiệu những đặc sản du lịch của vùng mình, đồng thời kết nối tour du lịch trực tuyến để khách thoải mái lựa chọn.

Chưa bao giờ mà du lịch trong nước có điều kiện để liên kết với nhau chặt chẽ mà thoải mái như hiện nay, khiến những tour du lịch này càng đa dạng và mọi thông số đặt tour đều hiện nhanh nhất trên điện thoại thông minh. Đó chính là cuộc cách mạng 4.0 trong du lịch. Khách du lịch cảm thấy mình chủ động trong mỗi hành trình và được giới thiệu rất kỹ những địa điểm mà mình sẽ tới tham quan hay nghỉ dưỡng. Bằng công nghệ thông tin, các tour du lịch, các trung tâm nhận khách du lịch có thể gắn kết với nhau để hành trình du lịch của khách được mở rộng, kéo dài ngày và sự chia sẻ lợi nhuận từ khách du lịch sẽ khiến tất cả những người tham gia dịch vụ du lịch hài lòng. Sự cạnh tranh ở đây dựa trên nền tảng phục vụ khách, ai phục vụ tốt nhất, ai khiến du khách hài lòng nhất, người ấy sẽ thành công.

Những lợi ích rõ ràng của du lịch trực tuyến thì bây giờ ai cũng thấy. Vấn đề là ứng dụng nó thế nào cho hợp lý nhất, kết nối các mảng dịch vụ du lịch thế nào để sự lựa chọn của khách trở nên dễ dàng nhất và sự phục vụ của các mảng dịch vụ trở nên chuyên nghiệp nhất dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.

Du lịch trực tuyến khiến chúng ta nhìn thấy ở cuộc cách mạng công nghệ 4.0 một sự dễ chịu và gần gũi. Đó là một điểm cộng dành cho ngành du lịch hiện nay.

Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).