Dư chấn mạnh sau động đất ở Ma Rốc, số người chết tiếp tục tăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một cơn dư chấn 3,9 độ Richter ngày 10.9 đã làm rung chuyển khu vực bị động đất tàn phá trước đó ở Ma Rốc, trong khi chính phủ nước này mới chỉ chấp nhận đề nghị hỗ trợ của 4 nước.

Truyền hình nhà nước Ma Rốc ngày 10.9 đưa tin số người chết trong trận động đất xảy ra ở nước này vào tối 8.9 đã tăng lên 2.122 người và 2.421 người bị thương, theo Reuters.

Các nhân viên cấp cứu khiêng một thi thể sau trận động đất chết người ở Amizmiz (Ma Rốc). Ảnh: Reuters

Các nhân viên cấp cứu khiêng một thi thể sau trận động đất chết người ở Amizmiz (Ma Rốc). Ảnh: Reuters

Những người mất nhà cửa do trận động đất tối 8.9, hoặc lo sợ có thêm dư chấn, đã ngủ ngoài đường ở thành phố cổ Marrakech hoặc dưới những tán cây tạm bợ ở các thị trấn thuộc dãy núi High Atlas như Moulay Brahim, những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sự tàn phá nặng nề nhất xảy ra ở các cộng đồng nông thôn nhỏ, nơi lực lượng cứu hộ khó tiếp cận do địa hình đồi núi.

Những khu vực nói trên lại bị rung chuyển do trận dư chấn 3,9 độ Richter vào ngày 10.9, theo AP dẫn thông báo từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ. Hiện chưa rõ trận dư chấn có gây thêm thiệt hại hoặc thương vong hay không, nhưng có thể đủ mạnh để khiến những khu vực đó bị chấn động.

Ông Mohamed Sebbagh (66 tuổi) đứng trước ngôi nhà bị phá hủy của mình sau trận động đất, ở Amizmiz (Ma Rốc). Ảnh: Reuters

Ông Mohamed Sebbagh (66 tuổi) đứng trước ngôi nhà bị phá hủy của mình sau trận động đất, ở Amizmiz (Ma Rốc). Ảnh: Reuters

Những người sống sót sau trận động đất đang phải vật lộn để tìm thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn trong ngày 10.9, khi việc tìm kiếm những người mất tích vẫn tiếp tục ở những ngôi làng hẻo lánh, theo Reuters.

Chính phủ Ma Rốc ngày 10.9 cho hay họ đã thành lập một quỹ cho những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất và đang tăng cường các đội tìm kiếm cứu nạn, cung cấp nước uống và phân phát thực phẩm, lều và chăn. Tổ chức Y tế thế giới ước tính hơn 300.000 người đã bị ảnh hưởng bởi thảm họa.

Người dân nhìn những tòa nhà bị hư hại sau trận động đất chết người ở Amizmiz (Ma Rốc). Ảnh: Reuters

Người dân nhìn những tòa nhà bị hư hại sau trận động đất chết người ở Amizmiz (Ma Rốc). Ảnh: Reuters

Trong khi đó, chính phủ Ma Rốc ngày 10.9 cho hay họ chỉ chấp nhận lời đề nghị viện trợ từ 4 quốc gia sau trận động đất, theo AFP. Bộ Nội vụ Ma Rốc cho biết chính phủ Ma Rốc đã phản hồi tích cực "ở giai đoạn này" trước những lời đề nghị từ Tây Ban Nha, Anh, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là "gửi các đội tìm kiếm và cứu hộ".

Tây Ban Nha cho hay 56 sĩ quan và 4 con chó đánh hơi đã đến Ma Rốc, trong khi đội thứ hai gồm 30 người và 4 con chó đang tới đó. Anh thì cho biết họ đang triển khai 60 chuyên gia tìm kiếm cứu hộ và 4 chú chó vào ngày 10.9, cùng một đội đánh giá y tế gồm 4 người. Qatar cũng cho biết đội tìm kiếm và cứu hộ của họ đã khởi hành tới Ma Rốc, theo Reuters.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ "sự đau buồn trước những mất mát về nhân mạng và sự tàn phá" do trận động đất gây ra ở Ma Rốc. "Chúng tôi sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho người dân Ma Rốc", Tổng thống Biden tuyên bố trong cuộc họp báo ở Hà Nội, theo Reuters.

Một quan chức Mỹ cho hay một nhóm nhỏ các chuyên gia về thảm họa do Mỹ phái đã đến Ma Rốc vào ngày 10.9 để đánh giá tình hình.

Pháp cũng nói họ sẵn sàng giúp đỡ và đang chờ yêu cầu chính thức từ Ma Rốc. Các quốc gia khác đã đề nghị hỗ trợ bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, nơi trận động đất hồi tháng 2 đã giết chết hơn 50.000 người, theo Reuters.

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null