Đột phá: Loại thuốc "xưa như Trái Đất" đánh bại 2 dạng ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một trong những loại thuốc phổ biến, rẻ tiền nhất thế giới có thể giúp tăng cơ hội đánh bại ung thư vú và bàng quang lên đến 1/4.
Nghiên cứu vừa công bố trên JAMA Network Open cho biết "thần dược" đó chính là viên thuốc rẻ tiền aspirin. Tác dụng cải thiện tỉ lệ sống sót đáng kinh ngạc của nó thể hiện ở bệnh ung thư vú và ung thư bàng quang, chỉ với 3 viên/tuần.

Aspirin vừa được phát hiện có thể giúp giảm nguy cơ tử vong do 2 loại ung thư rất hiệu quả - Ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK
Aspirin vừa được phát hiện có thể giúp giảm nguy cơ tử vong do 2 loại ung thư rất hiệu quả - Ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK
Theo tiến sĩ Holli Loomans-Kropp từ Viện Ung thư quốc gia Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu, trước đây ông và các cộng sự đã tìm thấy tác dụng tích cực của aspirin lên các dạng ung thư đường tiêu hóa, thông qua khả năng kháng viêm của nó. Trước đó, aspirin liều thấp hàng ngày từng được y học ứng dụng như một thuốc chống đông máu giúp kiểm soát bệnh tim tốt hơn.
Công trình cho thấy người dùng aspirin mỗi 3-4 lần/tuần giảm nguy cơ tử vong vì ung thư vú khoảng 1/4, đối với ung thư bàng quang là 1/3. Nếu dùng ít hơn mức này, nguy cơ tử vong ở 2 bệnh này cũng giảm 21-25%. Liều aspirin dùng mỗi ngày là một mức thấp – chỉ cần 75 g.
Kết quả trên đúc kết từ nghiên cứu 140.000 tình nguyện viên cả nam lẫn nữ được tầm soát ung thư và theo dõi trong suốt 13 năm.
Theo tiến sĩ Loomans-Kropp, kết quả nói trên rất đáng mừng bởi aspirin là loại thuốc giá rẻ và có thể tìm được ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tuy nhiên, các bác sĩ nhấn mạnh việc sử dụng nó để kết hợp điều trị ung thư phải được chỉ định bởi bác sĩ. Dù là liều thấp, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ của mình nếu muốn dùng aspirin lâu dài vì bất cứ mục đích gì, để được kiểm soát tác dụng và các tác dụng phụ, bao gồm nguy cơ loét dạ dày.
Thu Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.