Đồng hành cùng người trồng mía

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những điều kiện thời tiết như: nắng nóng kéo dài, mưa muộn… làm vụ ép niên độ 2016-2017 chậm hơn khoảng một tháng so với mọi năm. Tuy nhiên, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS-Gia Lai) thuộc Tập đoàn TTC đã triển khai những chính sách khuyến khích đầu tư trồng và chăm sóc cây mía cho bà con nông dân tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa, thị xã Ayun Pa, nhằm mục đích liên kết trồng mía theo mô hình cánh đồng lớn và hướng đến sự bền vững trong tương lai.

Nỗ lực vượt khó

Có thể nói, thời tiết năm nay khác thường và khắc nghiệt hơn những năm trước. Hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt, sản xuất hoa màu, cây mía của bà con nông dân. Bên cạnh, thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu mía của TTCS-Gia Lai, đầu vụ thì nắng hạn phải bơm tưới cho mía liên tục; cuối vụ thì mưa nhiều, ruộng mía lúc nào cũng ngập chân nên các nhà máy đường buộc phải lùi thời gian vào vụ sản xuất do việc vận chuyển khó khăn, cộng với mưa nhiều, chữ đường trong cây mía thấp. Nhà máy vào vụ chậm thì nông dân cũng chậm thu hoạch.

 
 hinh Tưới béc - một trong những phương pháp tưới được TTCS - Gia Lai áp dụng và nhân rộng trên các vùng nguyên liệu
Tưới béc - một trong những phương pháp tưới được TTCS-Gia Lai áp dụng và nhân rộng trên các vùng nguyên liệu. Ảnh: N.D

Với tình hình như trên, nhiều nông dân lo lắng cây mía bị thiếu nước, khô, chậm phát triển, kéo theo đó là nguy cơ cháy mía tăng cao. Nông dân Ksor Ku-tại trạm 3 lo lắng cho biết: “Năm nay, nắng hạn kéo dài cộng với mía đến thời điểm thu hoạch nhưng nhà máy chậm thu mua nên càng nằm lâu trên ruộng, mía càng khô. Nếu xảy ra cháy thì cháy rất nhanh. Một đám mía bị cháy sẽ cháy lan sang các đám mía khác. Cứ thế không phải một hộ mà nhiều hộ cùng thiệt hại”.

Hiểu được những tâm tư của người nông dân trồng mía, TTCS-Gia Lai đã luôn sát cánh, đồng hành và hỗ trợ các chính sách như: 2 triệu đồng/ha khi đăng ký tưới hữu hiệu; từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng/ha tưới béc cố định; chi phí đầu tư máy móc thiết bị tưới; khoan giếng; thành lập các tổ, nhóm tự quản để phòng cháy, chữa cháy; vận động nông dân tạo hành lang phòng-chống cháy; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để phòng-chống, xử lý kịp thời và ngăn đám cháy lan rộng… Ngoài ra, TTCS-Gia Lai còn đảm bảo ổn định về giá mua và sản lượng mía để người dân yên tâm. Từ đầu vụ ép đến ngày 15-4-2017, Công ty đã thu mua trên 552 ngàn tấn mía cây, đạt 93% kế hoạch đề ra. Mặc dù gặp khó khăn do thiên tai, nhưng giá mía được mua tại ruộng khá cao. Hiện mức giá mua là 970 ngàn đồng/tấn và nếu hoàn thành theo hợp đồng mức giá này sẽ là 1 triệu đồng/tấn, cao hơn rất nhiều so với việc bán mía cho thương lái bên ngoài chỉ từ 780-850 ngàn đồng/tấn, nhưng tỷ lệ rủi ro rất lớn. Hơn nữa, công suất ép của nhà máy hoạt động ổn định bình quân khoảng 6.000 tấn mía cây/ngày đã giảm được nhiều áp lực, giúp người trồng mía có điều kiện chặt sớm, chủ động chăm sóc và trồng mới trở lại.

Đồng hành cùng người trồng mía

Vụ ép 2016-2017 đang bước vào giai đoạn cuối vụ, dù gặp nhiều bất lợi nhưng với cách làm mới và các chính sách đầu tư cho người trồng mía từ lúc trồng đến chăm sóc và thu hoạch… TTCS-Gia Lai đã mang đến niềm tin và sức sống mới cho người trồng mía tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa. Ông Rah Lan Ký (thôn H’Bich 2 xã Chư Mố, Ia Pa) phấn khởi nói: “Lần đầu tiên, nhà tôi trồng mía theo cánh đồng lớn  với 6,3 ha như thế này. Hiện, chúng tôi đang thu hoạch 90 tấn/ha với giá của Công ty thu mua và được lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Bên cạnh, Công ty còn chủ động cho tôi ứng tiền trước, đến khi thu hoạch mới hoàn trả cho Công ty”.

Với công tác phòng-chống cháy mía đã được TTCS-Gia Lai chủ động phối hợp với địa phương thực hiện, đã mang lại những kết quả thuận lợi cho người trồng mía. Từ đầu vụ ép 2016-2017 đến nay, toàn vùng nguyên liệu chỉ xảy ra khoảng 245 ha mía bị cháy dù đang là cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, con số này thấp hơn rất nhiều so với những vụ ép trước.

Trao đổi với ông Huỳnh Vĩnh Hương-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa cho biết:“Mỗi khi bước vào mùa khô, nỗi lo mía cháy đã trở thành ác mộng của người trồng mía nơi đây. Giải quyết tình trạng trên, năm nào TTCS Gia Lai cũng hỗ trợ ngân sách cho các xã hình thành các tổ tự quản chủ yếu là các hộ có mía. Đồng thời, các chính sách thu mua mía của TTCS Gia-Lai rất rõ ràng và minh bạch, hỗ trợ cho người trồng mía rất nhiều”.

Bà Vũ Thị Lan-Giám đốc Nguyên liệu, TTCS-Gia Lai cũng cho biết: “Vụ ép năm nay TTCS Gia-Lai đã tập trung nhiều nguồn lực, hỗ trợ tối đa cho người trồng mía. Từ đầu vụ ép đến nay, Công ty đã hỗ trợ gần 4 tỷ đồng cho bà con để trung chuyển mía từ ruộng về nhà máy. Ngoài ra, chúng tôi còn đầu tư sửa chữa lại hệ thống giao thông với chi phí trên 5,8 tỷ đồng để người dân trong vùng đi lại cũng như vận chuyển mía được thuận lợi”.

TTCS-Gia Lai luôn tạo mối quan hệ gắn kết, bền vững, đặt lợi ích của người nông dân lên hàng đầu theo phương châm của Tập đoàn TTC “Trách nhiệm của chúng ta là làm giàu cho nông dân”.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.