Đồng bào Jrai làng Kep 2 tổ chức lễ Pơ thi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong 2 ngày (8 và 9-3), đồng bào Jrai ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cùng nhau tổ chức lễ Pơ thi (lễ bỏ mả) để tiễn biệt những người thân đã quá cố trong dòng tộc.

Khu nhà mồ làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh. Ảnh: Đức Thụy

Khu nhà mồ làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh. Ảnh: Đức Thụy

Lễ Pơ thi năm nay do 3 gia đình tổ chức theo phong tục để tiễn biệt người thân của họ đã mất cách đây 12-20 năm. Các gia đình đã mua 6 con trâu, 2 con bò để tổ chức lễ.

Ngoài ra, còn có sự chung tay của họ hàng, con cháu trong dòng họ và các làng lân cận đến dự và góp thêm rượu ghè, gà, cơm lam… để buổi lễ thêm phần đầy đủ.

Người nhà ủ rượu ghè từ 2 tháng trước để chuẩn bị cho lễ Pơ thi. Ảnh: Phạm Ngọc

Người nhà ủ rượu ghè từ 2 tháng trước để chuẩn bị cho lễ Pơ thi. Ảnh: Phạm Ngọc

Các gia đình mua trâu và bò để hiến tế tại lễ Pơ thi. Ảnh: Phạm Ngọc

Các gia đình mua trâu và bò để hiến tế tại lễ Pơ thi. Ảnh: Phạm Ngọc

Lễ Pơ thi thường được người dân làng Kép 2 tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Dưới những gốc cây cổ thụ với cả trăm nhà mồ cũ và mới, lễ Pơ thi được tổ chức trong tiếng cồng chiêng vang xa, chếnh choáng cùng men rượu cần nồng nàn.

Đây là lễ hội lớn mang nét đẹp văn hóa và tính cộng đồng của đồng bào Jrai nơi đây.

Người dân các làng lân cận đến dự và góp thêm rượu ghè, gà, cơm lam… để buổi lễ thêm phần đầy đủ. Ảnh: Phạm Ngọc

Người dân các làng lân cận đến dự và góp thêm rượu ghè, gà, cơm lam… để buổi lễ thêm phần đầy đủ. Ảnh: Phạm Ngọc

Sau khi làm lễ cúng, dân làng cùng đánh cồng chiêng, múa xoang rộn ràng quanh khu nhà mồ. Ảnh: Đức Thụy
Sau khi làm lễ cúng, dân làng cùng đánh cồng chiêng, múa xoang rộn ràng quanh khu nhà mồ. Ảnh: Đức Thụy

Theo quan niệm của đồng bào Jrai, Pơ thi là lễ để người sống được gặp gỡ, chung vui lần cuối cùng với người đã khuất trước khi tiễn biệt họ về cõi A tâu (thế giới của người chết). Kể từ đây, người sống không còn phải chăm lo cơm nước hàng ngày ở nhà mồ nữa. Sau lễ, người chết mới thực sự chấm dứt mọi liên hệ, ràng buộc với người sống.

Hiện khu nhà mồ làng Kép 2 được chính quyền địa phương đưa vào mô hình du lịch cộng đồng, từ đó thu hút hàng trăm khách du lịch trong và ngoài nước đến với địa phương tham quan, trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Bước chạy trong mây

Bước chạy trong mây

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

Nghề rèn của người Bahnar Đông Trường Sơn

Nghề rèn của người Bahnar Đông Trường Sơn

(GLO)-Với chiếc lò rèn đắp bằng đất sét cùng một số dụng cụ đơn giản, già làng Đinh Hmêh (SN 1948, làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang) đã tạo ra những vật dụng hữu ích, giúp bà con Bahnar vùng Đông Trường Sơn có thêm những công cụ lao động sắc bén, có khả năng “ăn cây”, “ăn đất”.