Đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật về an toàn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) trong trường học, Ban ATGT tỉnh Gia Lai phối hợp với Quỹ Phòng-chống thương vong châu Á (AIP) vừa tổ chức bồi dưỡng cho các giáo viên tiểu học phương pháp giảng dạy, xây dựng giáo án sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận.

Dự án “Đến trường an toàn” năm học 2023-2024 được triển khai từ tháng 8-2023 đến tháng 3-2024 tại Trường Tiểu học Hà Bầu và Trường Tiểu học xã Trang (huyện Đak Đoa) do AIP tài trợ. Dự án nhằm tăng cường kiến thức pháp luật và kỹ năng về ATGT đường bộ cho học sinh tiểu học; cải thiện hạ tầng đường bộ khu vực trường học, giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm, tai nạn giao thông.

Điểm mới của dự án là tập trung chuẩn hóa bộ tài liệu ATGT như: phát triển chủ đề mới “Đi xe đạp an toàn”; xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết, giáo án dành cho giáo viên và các bộ học liệu phù hợp với phương pháp giảng dạy tích cực dành cho học sinh. Cùng với đó, dự án còn có hàng loạt hoạt động, hợp phần quan trọng khác với mục tiêu nâng cao kiến thức, kỹ năng của giáo viên, học sinh về ATGT, bảo vệ các em trước những hiểm họa tai nạn giao thông.

Việc đưa các trò chơi, tiểu phẩm, hoạt cảnh vào bài giảng về chủ đề ATGT tạo hứng thú cho học sinh. Ảnh: M.P

Việc đưa các trò chơi, tiểu phẩm, hoạt cảnh vào bài giảng về chủ đề ATGT tạo hứng thú cho học sinh. Ảnh: M.P

Cô Phạm Thị Hằng-giáo viên Trường Tiểu học Hà Bầu-cho biết: Thông qua việc tập huấn hướng dẫn sử dụng tài liệu về ATGT, chia sẻ kinh nghiệm thiết kế tiết dạy, phương pháp dạy, giáo viên sẽ tích hợp, lồng ghép nhiều nội dung giáo dục ATGT trong quá trình dạy một số môn học của chương trình giáo dục tiểu học. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ và chương trình ngoại khóa, giáo viên tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh.

Cùng với việc trang bị mũ bảo hiểm cho học sinh, dự án còn hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng mẫu kết hợp giữa nội dung kiến thức và những trò chơi để tiết học về ATGT thêm hứng thú, hiệu quả. Việc ứng dụng linh hoạt các tài liệu bổ trợ vào bài giảng như: video hoạt hình, các trò chơi, tiểu phẩm, hoạt cảnh về chủ đề ATGT, thiết kế bài giảng trình chiếu với nhiều hình ảnh bắt mắt, dễ gần, dễ hiểu để thu hút học sinh.

“Chương trình tập huấn rất bài bản, trang bị nhiều kiến thức cho giáo viên thực hiện tiết dạy về ATGT cho học sinh. Việc xây dựng kế hoạch bài giảng công phu, kết hợp hình ảnh trực quan và một số hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh thực hiện tốt quy định về ATGT. Nhiều phương pháp dạy học tích cực mà học sinh đóng vai trò chủ động như: thảo luận nhóm, đóng vai trong các tiểu phẩm, xử lý tình huống, trò chơi... sẽ thu hút các em tham gia”-cô Hằng khẳng định.

Theo thầy Nguyễn Công Đức-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Bầu: Việc triển khai Dự án “Đến trường an toàn” giúp 847 học sinh của trường được trang bị mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Với đặc thù 95% học sinh là người Jrai, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, việc được hỗ trợ mũ bảo hiểm giúp các em có thêm động lực đến lớp. Cùng với đó, việc thực hiện mô hình “Cổng trường ATGT” giúp phụ huynh, học sinh nâng cao ý thức về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; phụ huynh đưa đón con không đậu xe dưới lòng lề đường, khu vực cổng trường đã tránh được tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.

“Được trang bị bộ tài liệu, giáo án điện tử đầy đủ, nhà trường sẽ tổ chức lồng ghép giảng dạy trong các môn học thông qua việc trình chiếu nhiều hình ảnh trực quan sinh động, chương trình ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, góp phần giúp các em cảm thấy hào hứng, thấy được sự cần thiết của việc chấp hành pháp luật về ATGT”-thầy Nguyễn Công Đức nhấn mạnh.

Các giáo viên Trường Tiểu học Hà Bầu và Tiểu học xã Trang của huyện Đak Đoa tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực về an toàn giao thông. Ảnh: Minh Phương

Các giáo viên Trường Tiểu học Hà Bầu và Tiểu học xã Trang của huyện Đak Đoa tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực về an toàn giao thông. Ảnh: Minh Phương

Ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy về ATGT trong trường học, Dự án “Đến trường an toàn” còn hướng đến việc nâng cao kiến thức pháp luật, lan tỏa hành vi đúng về ATGT cho học sinh. Cô Hoàng Thị Thu Hương-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Trang-cho hay: “Sau lớp tập huấn, nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy theo giáo án điện tử và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa với các chủ đề về ATGT, đến trường an toàn. Mặt khác, nhà trường cũng yêu cầu giáo viên xây dựng chương trình giáo dục học sinh về ATGT, cách đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, kỹ năng nhận biết biển báo, biết cách phòng tránh những nguy hiểm khi đi trên đường. Các bài giảng của giáo viên sẽ góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh để đường đến trường của các em thêm an toàn”.

Trao đổi với P.V, ông Phan Hữu Hiếu-Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh-cho biết: Mục tiêu của dự án không chỉ nâng cao điều kiện an toàn về kết cấu hạ tầng giao thông khu vực trường học mà còn triển khai các hoạt động truyền thông, bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học phương pháp giảng dạy, kiến thức và kỹ năng về ATGT.

“Tôi mong rằng sau lớp tập huấn này, công tác giảng dạy về ATGT trong trường học sẽ đạt hiệu quả cao hơn, góp phần tăng cường kỹ năng, kiến thức về ATGT cho học sinh để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày an toàn, một ngày vui cho tất cả các em”-Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.