Độc nhất vô nhị Tết Tân Sửu 2021: 9X miền Tây tạo ra lộc bình mai trưng Tết đẹp, độc, lạ, khách mê tít

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với ý nghĩa sung túc, may mắn, dịp Tết Tân Sửu 2021, một 9X miền Tây dự kiến bán ra thị trường hơn 200 cặp lộc bình mai trưng Tết độc nhất vô nhị.

Ở miền Nam, sẽ không gọi là tết nếu thiếu đi 1 nhành mai vàng hay những gốc mai vàng khoe sắc. Cũng vì thế, vào những ngày Tết đến xuân về nhiều nhà vườn ở miền Tây tất bật chăm chút những chậu mai để phục vụ thị trường. Tết Tân Sửu 2021 này, một sản phẩm mới lạ được tạo ta đó là lộc bình mai trưng Tết.

Điều đặc biệt ở những chiếc lộc bình mai trưng Tết này là chiếc bình hoa không làm bằng gốm hay thủy tinh. Bằng sự tài hoa và sáng tạo của mình, một nhà vườn ở tỉnh Bến Tre đã dùng chính những cây mai con để quấn thành những chiếc bình, và gọi là lộc bình mai.

 

 9X miền Tây tạo ra lộc bình mai trưng Tết độc nhất vô nhị. Ảnh: M.A.
9X miền Tây tạo ra lộc bình mai trưng Tết độc nhất vô nhị. Ảnh: M.A.


Chủ nhân của những chiếc lộc bình mai trưng Tết độc lạ này chính là anh Nguyễn Minh Hiệp, ngụ xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Lộc bình mai ngoài việc mang ý nghĩa tài – lộc, may mắn thì sản phẩm như một lời chúc mà nhà vườn nhắn gửi đến gia chủ nhân dịp tết đến xuân về. Chậu lộc bình hay còn gọi là lục bình vốn là 1 vật trang trí trong nhà, mang ý nghĩa may mắn, sung túc viên mãn.


 

 
 Những chiếc lộc bình mai mang ý nghĩa sung túc, may mắn, sẽ là loại cây cảnh trưng tết được ưa chuộng ở dịp Tết Tân Sửu 2021. Ảnh: M.A.
Những chiếc lộc bình mai mang ý nghĩa sung túc, may mắn, sẽ là loại cây cảnh trưng tết được ưa chuộng ở dịp Tết Tân Sửu 2021. Ảnh: M.A.


Sinh ra và lớn lên tại xứ hoa kiểng Chợ Lách, chàng trai này đã gắn bó với nghề ghép mai kiểng từ tấm bé. Để đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng ra thị trường, nhất vào dịp tết 9X này thường mày mò để đưa ra những cây mai có hình dáng độc đáo. Trong 1 dịp tình cờ được người bạn gợi ý anh đã quyết định thử nghiệm uốn cây mai tạo hình lộc bình bán tết.

Anh Nguyễn Minh Hiệp (ngụ huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), chia sẻ: "Từ trước mình chưa biết làm kiểu lộc bình này, nên cũng nghiên cứu rất nhiều. Ban đầu lộc bình mai tôi làm khá méo với thon, không có hồn. Sau này tôi mới làm ra những cái bình tròn, đều".

 

 
Để tạo thành những chiếc lộc bình mai độc lạ trưng Tết, anh Hiệp tốn nhiều công sức. Ảnh; M.A.
Để tạo thành những chiếc lộc bình mai độc lạ trưng Tết, anh Hiệp tốn nhiều công sức. Ảnh; M.A.


Để có những chiếc lộc bình mai bắt mắt và tròn đều, những gốc mai được chọn đa phần là giống mai giảo, được gieo bằng hạt, có độ tuổi từ 2-3 năm thì mới đủ chuẩn. Khi chiều cao của cây đạt kích thước 1,1m đến 1,2m trở lên mới uốn ra 1 lộc bình đẹp và cao.

"Khó khăn ban đầu là khó tránh khỏi, bởi thân cây mai rất cứng nên khi vừa uốn vừa tốn sức, lại tốn thời gian để cân chỉnh. Tôi phải mất gần 1 ngày mới có thể hoàn thiện được 1 lộc bình", anh Hiệp chia sẻ.

Lộc bình mai thường được ghép từ 18-24 cây mai. Mẫu này được thiết kế hình dáng như những bình hoa có cổ trụ to lớn. Để làm hoàn thiện 1 lộc bình từ cây mai phải trải qua nhiều công đoạn từ chọn cây, cắt tỉa hết những nhánh thừa để tạo nên 1 phần thân thẳng đứng. Sau đó dùng dây để kết nối phần thanh giữa những gốc mai lại với nhau.

Theo anh Hiệp, kiểu lộc bình mai anh Hiệp làm là chung một loại cây, nên vỏ cây liên kết với nhau rất nhanh. Mai hạt cũng có sức sống nó tốt hơn mai ghép. Tầm hơn 9 tháng là thấy được những mắc cây ăn với nhau.

"Khi mắc cây đã "ăn nhau" rồi mình có thể rút bỏ những cái dây nối ra. Khi dính liền thân, bình rất đẹp. Bên cạnh đó, dạng bình này chúng tự truyền dinh dưỡng cho nhau, nếu một số cây bị yếu sẽ được những cây khác hỗ trợ", anh Hiệp cho hay.

 

 Dự kiến dịp tết Tân Sửu 2021, anh Hiệp sẽ bán ra thị trường hơn 200 cặp lộc bình mai. Ảnh: M.A.
Dự kiến dịp tết Tân Sửu 2021, anh Hiệp sẽ bán ra thị trường hơn 200 cặp lộc bình mai. Ảnh: M.A.


Làm lộc bình mai vốn không có khung cố định, chỉ có 7 vòng sắt để sắp xếp thành khung, mỗi vòng sẽ to dần từ đáy bình đến vòng bụng, và nhỏ lại khi đến miệng bình. Khi hoàn thiện, 1 chiếc lộc bình mai sẽ có chiều cao từ 85cm đến 1,1m trở lên, riêng vòng bụng đường kính lên đến 1m.

Dự kiến dịp tết Tân Sửu 2021, 9X này sẽ bán ra thị trường hơn 200 cặp lộc bình mai, giá bán dao động từ 2,5 triệu đồng/cặp đến hơn 10 triệu đồng/cặp, tùy theo mẫu mã và kích thước.

Với ý nghĩa tài lộc, may mắn và tượng trưng cho sự sung túc, lộc bình mai rất được thị trường ưa chuộng, không riêng gì ngày Tết. Để đa dạng sản phẩm, ngoài những chiếc lộc bình mai truyền thống, những ngày này anh Hiệp còn đang ghép cành để những đóa mai kịp khoe sắc đón Tết.

 

https://danviet.vn/doc-nhat-vo-nhi-tet-tan-suu-2021-9x-mien-tay-tao-ra-loc-binh-mai-trung-tet-dep-doc-la-khach-me-tit-20210128200406405.htm

Theo Chúc Ly - Mai Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.