Độc đáo nghệ nhân gần 40 năm "biến" dừa khô thành tác phẩm nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng chục năm qua, nghệ nhân Đặng Hồng Điểm (59 tuổi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã “biến” những trái dừa khô tưởng chừng bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.

 Trong căn phòng nhỏ, ông Điểm đang trưng bày nhiều vỏ bình trà bằng trái dừa khô được điêu khắc vô cùng cầu kỳ với những hình rồng, phượng rất đặc sắc.
Trong căn phòng nhỏ, ông Điểm đang trưng bày nhiều vỏ bình trà bằng trái dừa khô được điêu khắc vô cùng cầu kỳ với những hình rồng, phượng rất đặc sắc.
Ông Điểm cho biết, việc điêu khắc trên trái dừa khô ông học được từ năm 1983. Sau khi học xong, ông gắn bó với nghề đến nay. “Lúc mới đầu cũng rất khó khăn, dụng cụ phải tự chế hết vì mua ngoài chợ chất thép không tốt. Ngoài ra, lúc mới làm, mình điêu khắc không đẹp như bây giờ” – ông Điểm kể.
Ông Điểm cho biết, việc điêu khắc trên trái dừa khô ông học được từ năm 1983. Sau khi học xong, ông gắn bó với nghề đến nay. “Lúc mới đầu cũng rất khó khăn, dụng cụ phải tự chế hết vì mua ngoài chợ chất thép không tốt. Ngoài ra, lúc mới làm, mình điêu khắc không đẹp như bây giờ” – ông Điểm kể.
Theo ông Điểm, làm vỏ bình trà bằng trái dừa khô đòi hỏi sự tỉ mỉ đến từng công đoạn, từ việc tìm được nguồn dừa khô ưng ý để mua. Trái dừa phải khô trên cây, dừa phải tròn trịa, dừa khô được thu hoạch làm sao để không bị dập...
Theo ông Điểm, làm vỏ bình trà bằng trái dừa khô đòi hỏi sự tỉ mỉ đến từng công đoạn, từ việc tìm được nguồn dừa khô ưng ý để mua. Trái dừa phải khô trên cây, dừa phải tròn trịa, dừa khô được thu hoạch làm sao để không bị dập...
Đặc biệt, phải đợi đến khi dừa ra mọng vì khi đó dừa đạt đến “chuẩn” về độ cứng để khi chế tác và hoàn thiện, sản phẩm sử dụng được lâu, không bị móp méo và hư vỏ bình.
Đặc biệt, phải đợi đến khi dừa ra mọng vì khi đó dừa đạt đến “chuẩn” về độ cứng để khi chế tác và hoàn thiện, sản phẩm sử dụng được lâu, không bị móp méo và hư vỏ bình.
Tiếp theo, ông khéo léo dùng cưa cắt phần trên của trái dừa làm nắp, phần dưới làm đáy sao cho chúng phải thẳng đều để khi đặt vỏ bình không bị nghiêng. Đây là khâu quan trọng nhất, nếu cắt sai coi như hỏng cả trái dừa.
Tiếp theo, ông khéo léo dùng cưa cắt phần trên của trái dừa làm nắp, phần dưới làm đáy sao cho chúng phải thẳng đều để khi đặt vỏ bình không bị nghiêng. Đây là khâu quan trọng nhất, nếu cắt sai coi như hỏng cả trái dừa.
Kế đến, ông dùng dao nhọn lấy cơm dừa ra bỏ, rồi đục bỏ phần gáo dừa bên trong sao cho vừa vặn với bề hoành bình trà có sẵn.
Kế đến, ông dùng dao nhọn lấy cơm dừa ra bỏ, rồi đục bỏ phần gáo dừa bên trong sao cho vừa vặn với bề hoành bình trà có sẵn.
 Công đoạn phác họa hình ảnh trên vỏ bình bằng màu nước tỉ mỉ, tùy theo mỗi sản phẩm sẽ có những hình ảnh khác nhau. Nhưng thông thường hình ảnh được ưa chuộng nhất là rồng, phụng…
Công đoạn phác họa hình ảnh trên vỏ bình bằng màu nước tỉ mỉ, tùy theo mỗi sản phẩm sẽ có những hình ảnh khác nhau. Nhưng thông thường hình ảnh được ưa chuộng nhất là rồng, phụng…
Dụng cụ khắc là một con dao nhỏ, được ông Điểm sáng chế riêng để điêu khắc. Sau khi phác họa xong phần hình ảnh, ông tiến hành khắc từng đường nét. Điểm khó ở đây là người khắc phải đi lưỡi dao thật nhẹ nhàng để không làm vỏ dừa bị sụp.
Dụng cụ khắc là một con dao nhỏ, được ông Điểm sáng chế riêng để điêu khắc. Sau khi phác họa xong phần hình ảnh, ông tiến hành khắc từng đường nét. Điểm khó ở đây là người khắc phải đi lưỡi dao thật nhẹ nhàng để không làm vỏ dừa bị sụp.
“Giống như bình rồng phụng phải khắc ra sao để hình ảnh trên vỏ bình phải thật sự có hồn, người mua khi nhìn vào sẽ cảm nhận được từng đường nét thể hiện sự uy nghiêm của rồng…” - ông Điểm cho biết.
“Giống như bình rồng phụng phải khắc ra sao để hình ảnh trên vỏ bình phải thật sự có hồn, người mua khi nhìn vào sẽ cảm nhận được từng đường nét thể hiện sự uy nghiêm của rồng…” - ông Điểm cho biết.
 Thông thường, để làm ra một sản phẩm hoàn thiện phải mất từ 4 – 7 ngày. Các sản phẩm của ông Điểm có giá bán dao động từ 600 ngàn đến 1,2 triệu đồng.
Thông thường, để làm ra một sản phẩm hoàn thiện phải mất từ 4 – 7 ngày. Các sản phẩm của ông Điểm có giá bán dao động từ 600 ngàn đến 1,2 triệu đồng.
 Không chỉ dừa khô, gần đây nghệ nhân này còn sáng tạo ra những sản phẩm đèn bằng tre, phù điêu trên dừa khô… được nhiều người vô cùng ưa thích.
Không chỉ dừa khô, gần đây nghệ nhân này còn sáng tạo ra những sản phẩm đèn bằng tre, phù điêu trên dừa khô… được nhiều người vô cùng ưa thích.



https://laodong.vn/photo/doc-dao-nghe-nhan-gan-40-nam-bien-dua-kho-thanh-tac-pham-nghe-thuat-850713.ldo

 

Theo NGUYỄN TRI  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.